Tái hiện Lễ hội cầu an của đồng bào Ba Na tỉnh Gia Lai

14:31 | 01/04/2023

Lễ hội cầu an là lễ hội truyền thống có từ ngàn đời của người Ba Na, nhằm cầu mong cho dân làng sức khỏe, ấm no, hạnh phúc.
Độc đáo lễ hội tiễn mùa đông của người Nga ngay tại Hà Nội Độc đáo lễ hội tiễn mùa đông của người Nga ngay tại Hà Nội
Chiều 26/2, tại Hà Nội, Phân viện Puskin trực thuộc Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Lễ hội Maslenhitsa (Lễ tiễn mùa đông). Đây là một truyền thống từ lâu đời, được yêu thích và vui nhộn nhất của người dân Nga, đánh dấu việc chào đón mùa xuân tươi đẹp quay trở lại.
Hội Báo toàn quốc 2023: Hội tụ văn hóa tinh thần đặc sắc của những người làm báo Hội Báo toàn quốc 2023: Hội tụ văn hóa tinh thần đặc sắc của những người làm báo
Sau 3 ngày diễn ra trong không khí tưng bừng cùng nhiều hoạt động thiết thực, Hội Báo toàn quốc 2023 với chủ đề “Đoàn kết, chuyên nghiệp, văn hóa, sáng tạo” đã chính thức bế mạc vào chiều ngày 19/3, tại Bảo tàng Hà Nội (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào Ba Na làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã tái hiện Lễ hội cầu an.

Lễ hội cầu an thường được tổ chức vào các tháng của cuối năm khi dân làng đã thu hoạch hết mùa màng trên rẫy, hoặc tổ chức sau khi dịch bệnh, đau ốm không còn xảy ra ở làng nữa.

Chú thích ảnh
Trong ngày lễ chính thức, già làng lựa chọn những nam thanh nữ tú để đảm trách những công việc chính khi làm lễ, như lựa chọn một chàng trai khỏe mạnh hóa trang thành người nộm, đeo mặt nạ người và cầm giáo…
Chú thích ảnh
Các cô gái chuẩn bị lễ vật để cúng Giàng.
Chú thích ảnh
Trước khi làm Lễ cầu an sẽ làm lễ hạ cồng chiêng, để mượn chiêng của chủ nhà, xin phép lấy cồng chiêng để đánh trong buổi lễ của làng. Các chàng trai đem cồng chiêng ra chỉnh và lau chùi.
Chú thích ảnh
Tùy vào điều kiện kinh tế của dân làng mà cúng cho Giàng (thần) những lễ vật hiến sinh phù hợp, thông thường lễ vật là rượu cần, vật nuôi như bò, heo, dê, gà
Chú thích ảnh
Già làng Đinh Bri thực hiện lễ hạ cồng chiêng trước khi tiến hành Lễ cầu an.
Chú thích ảnh
Đồng bào Ba Na thực hiện nghi lễ cầu an trước không gian nhà rông.
Chú thích ảnh
Các già làng đọc lời cầu khấn, cầu mong những người đã khuất hãy dõi theo, phù hộ cho buôn làng không ốm đau, cầu mong bà con đều sống khỏe, làm ăn phát đạt, ấm no hạnh phúc.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Khi xong phần bẩm báo với những người đã khuất và báo cho những thần trên trời, già làng hướng dẫn bà con đưa hai bàn tay về phía ngọn nến và uống rượu cần để được trao sức mạnh.
Chú thích ảnh
Khi kết thúc nghi lễ, tiếng hô của già làng cùng với những bước nhảy, tiếng trống, tiếng cồng chiêng vang lên, bà con dân làng bắt đầu hòa vào không khí phần hội uống rượu mừng lễ cầu an đã xong.
Chú thích ảnh
Những điệu múa xoang hòa quyện với nhịp cồng chiêng hào hùng càng tăng thêm sự nhộn nhịp, sôi động của lễ hội.

Với nét văn hóa dân gian độc đáo, Lễ hội cầu an đã được đồng bào dân tộc Ba Na làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai luôn gìn giữ, kế thừa và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc.

Quảng Bình: Hàng nghìn người tham gia lễ hội Cầu ngư và phát động ra quân đánh bắt hải sản Quảng Bình: Hàng nghìn người tham gia lễ hội Cầu ngư và phát động ra quân đánh bắt hải sản
Lễ hội đền Bà Triệu được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội đền Bà Triệu được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Theo Lê Phú/Báo Tin Tức

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/tai-hien-le-hoi-cau-an-cua-dong-bao-ba-na-tinh-gia-lai-184112.html

In bài viết