Lễ hội Mường Ca Da, Thanh Hóa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

10:14 | 29/03/2023

Vừa qua, tại khu Khằm, thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã diễn ra ễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội Mường Ca Da năm 2023.
Triển lãm ảnh Triển lãm ảnh "Cà phê Việt Nam - hành trình kiến tạo di sản văn hóa thế giới"
Đưa rối nước Đào Thục vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Đưa rối nước Đào Thục vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Lễ hội Mường Ca Da, Thanh Hóa là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Bằng công nhận Lễ hội Mường Ca Da là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia cho lãnh đạo và nhân dân huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Ảnh: Truyền hình Thanh Hóa).

Lễ hội Mường Ca Da nhằm tưởng nhớ, tôn vinh công lao nhân vật lịch sử "Thượng tướng thống lĩnh quân Khằm Ban" - vị thủ lĩnh tài ba, giỏi võ nghệ, đã có công giúp vua Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh khỏi bờ cõi nước ta. Ông cũng là người có công khai phá vùng đất Mường Ca Da của cộng đồng người Thái cổ (huyện Quan Hóa ngày nay). Tưởng nhớ công ơn của ông, người dân Mường Ca Da đã lập đền thờ ông trên sườn đồi Pom Kéo thuộc bản Khằm, xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa.

Sau khi được phục dựng, lễ hội tổ chức 5 năm một lần, với nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao đặc sắc, như: Lễ mộc dục, lễ rước kiệu - dâng hương, lễ “Tay ắm oóc”, lễ “Xên Mường”; thi văn nghệ quần chúng; trình diễn trống, chiêng, khua luống; thi thiếu nữ đẹp trong sắc phục dân tộc; trình diễn dệt thổ cẩm; tổ chức các môn thể thao truyền thống như bắn nỏ, đi cà kheo đá bóng, đi cầu thăng bằng, đẩy gậy, kéo co, tung còn… Ngoài ra, trong không gian lễ hội sẽ tổ chức các gian trưng bày đặc sản các địa phương.

Đây là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Thái huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Mường Ca Da là sự kiện văn hóa có ý nghĩa quan trọng, khẳng định sự nỗ lực của chính quyền các cấp và nhân dân huyện Quan Hóa trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn. Thông qua các hoạt động của lễ hội góp phần tuyên truyền về truyền thống lịch sử, văn hóa, vùng đất và con người Quan Hóa đến bạn bè trong nước và quốc tế.

Với những giá trị lịch sử, nhân văn và khoa học sâu sắc, năm 2019 Lễ hội Mường Ca Da được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19 nên năm 2023 huyện Quan Hóa mới tổ chức đón nhận.

Cùng với Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Mường Ca Da, Lễ hội Mường Ca Da lần thứ 4 năm 2023 được diễn ra từ ngày 26/3-28/3.

Lễ hội Dinh Cô được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Dinh Cô được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc Cà Mau - nét đẹp văn hóa của ngư dân miền biển Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc Cà Mau - nét đẹp văn hóa của ngư dân miền biển

Sơn Lâm (T/h)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/le-hoi-muong-ca-da-thanh-hoa-duoc-cong-nhan-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-183943.html

In bài viết