Hệ thống giếng cổ hàng nghìn năm tuổi độc đáo ở xã Gio An, Quảng Trị

18:01 | 26/03/2023

Sở hữu hệ thống giếng cổ quý báu, độc đáo có niên đại hàng nghìn năm, xã Gio An, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị còn được mệnh danh là “miền giếng cổ”.
Quảng Trị tổ chức các hoạt động kỷ niệm 27 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ireland Quảng Trị tổ chức các hoạt động kỷ niệm 27 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ireland
UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam tổ chức các hoạt động kỷ niệm 27 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ireland (5/4/1996-5/4/2023) tại Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải vào tối 14/3. Qua đó, góp phần thúc đẩy tình hữu nghị và hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Ireland và Quảng Trị - Ireland, lan tỏa giá trị hòa bình, hữu nghị, hợp tác đến với nhân loại.
Trao 25 nghìn lá cờ Tổ Quốc và hàng trăm suất quà cho học sinh DTTS, hộ nghèo tại Quảng Trị Trao 25 nghìn lá cờ Tổ Quốc và hàng trăm suất quà cho học sinh DTTS, hộ nghèo tại Quảng Trị
Mới đây, tỉnh Quảng Trị vừa phối hợp với Báo Người Lao Động tổ chức trao tặng 25 nghìn lá cờ Tổ Quốc thuộc Chương trình “Tự hào Cờ Tổ quốc” đến ngư dân, chiến sĩ và đồng bào vùng biên giới tỉnh Quảng Trị; Chương trình Trái tim miền Trung; Mai vàng tri ân và trao “Học bổng hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nghèo” tỉnh Quảng Trị.
Chú thích ảnh
Trên miền đất đỏ bazan Gio An đang có hệ thống những chiếc giếng cổ độc đáo hàng nghìn năm tuổi.

Trải qua hàng nghìn năm hình thành với bao thăng trầm lịch sử nhưng những chiếc giếng cổ Gio An chưa bao giờ cạn nước. Thay vào đó, dòng nước luôn mát lành và tuôn trào quanh năm để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân địa phương và trở thành điểm nhấn thu hút du khách đến với Quảng Trị.

Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Trị, hệ thống giếng cổ Gio An hiện có 14 giếng cổ bao gồm: giếng Côi, giếng Dưới, giếng Búng, giếng Trạng, giếng Đào (thôn An Nha); giếng Gái 1, giếng Gái 2, giếng Nậy (thôn An Hướng); giếng Tép, giếng Ông, giếng Bà, giếng Gai (thôn Hảo Sơn); giếng Máng (thôn Long Sơn); giếng Pheo (thôn Tân Văn).

Các giếng cổ này đa phần nằm ở chân sườn các quả đồi đất đỏ bazan, được tạo thành nhờ kỹ thuật lắp ghép, kè đá để khai thác các mạch nước ngầm trong lòng đồi. Từ xưa đến nay, dù thời tiết khô hạn đến đâu, nước trong hệ thống giếng cổ vẫn không bao giờ cạn và vẫn trong xanh và mát lạnh. Hệ thống giếng cổ này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia vào năm 2001.

Qua những công trình nghiên cứu, các nhà khoa học xác định hệ thống giếng cổ ở Gio An được người Chăm xây dựng vào cuối thời đại đồ đá, ước tính ra đời cách đây khoảng 5.000 năm. Giếng cổ Gio An là những hệ thống dẫn thủy cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, là di tích có giá trị khảo cổ, văn hoá nghệ thuật độc đáo do người Chăm sáng tạo và được người Việt tiếp thu giữ gìn cho đến ngày nay. Hiện nay, dù cuộc sống đã đổi thay nhiều nhưng các giếng cổ vẫn là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt hằng ngày cho người dân xã Gio An, huyện Gio Linh, Quảng Trị.

Ông Nguyễn Tiến Lực, Trưởng phòng quản lý du lịch, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị cho biết, vừa qua hệ thống giếng cổ Gio An đã được tỉnh đưa vào khai thác thành một sản phẩm du lịch độc đáo và đặc sắc của Quảng Trị. Đây là loại hình di sản văn hóa duy nhất ở Việt Nam và các nước Đông Dương. Vì vậy, một mặt tỉnh đã tích cực bảo tồn di tích lịch sử này, mặt khác đưa hệ thống giếng cổ vào khai thác thành một sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh, từ đó đưa Gio An trở thành khu du lịch trọng tâm và hấp dẫn du lịch trong thời gian tới.

"Cụ thể, tỉnh sẽ đẩy mạnh hoạt động xúc tiến giới thiệu hệ thống giếng cổ Gio An đến với du khách nhiều hơn để biến Gio An là một điểm đến về du lịch cộng đồng, phát triển xứng tầm với giá trị của di tích lịch sử - văn hóa độc đáo này", ông Nguyễn Tiến Lực nói.

Báo Tin tức xin gửi đến độc giả những hình ảnh ấn tượng tại miền giếng cổ Gio An, Quảng Trị:

Chú thích ảnh
Giếng cổ Gio An là những công trình hệ thống dẫn thủy cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất; là di tích có giá trị khảo cổ, văn hoá nghệ thuật độc đáo do người Chăm sáng tạo và được người Việt tiếp thu giữ gìn cho đến ngày nay.
Chú thích ảnh
Trước kia, khu vực giếng Gái chỉ dành cho chị em phụ nữ, nhưng ngày nay là nơi vui chơi của rất nhiều bé trai tại địa phương.
Chú thích ảnh
Để tham quan được các hệ thống giếng cổ, du khách sẽ có một trải nghiệm thú vị khi băng qua những cánh đồng rau bạt ngàn của người dân địa phương.
Chú thích ảnh
Khu vực giếng Ông, huyện Gio Linh, Quảng Trị.
Chú thích ảnh
Trẻ em vui đùa trong làn nước trong xanh tại khu vực giếng Ông.
Chú thích ảnh
Nước trong các giếng cổ này rất trong và sạch do được chảy ra từ các khe đá bazan. Tính đến nay, hệ thống giếng cổ Gio An đã có niên đại hơn 5.000 năm và được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào năm 2001.
Chú thích ảnh
Ngày càng có nhiều khách du lịch trong và ngoài nước bắt đầu đến thăm quan hệ thống giếng cổ Gio An và thưởng thức đặc sản địa phương như: rau xà lách xoong, khoai từ, khoai tía, khoai lang, gà đồi, tinh bột nghệ, hồ tiêu…

Theo Hoàng Tuyết/Báo Tin tức

https://baotintuc.vn/du-lich/he-thong-gieng-co-hang-nghin-nam-tuoi-doc-dao-o-xa-gio-an-quang-tri-20230325050434696.htm

Độc đáo nghệ thuật trình diễn chiêng ba của người Hrê ở Quảng Ngãi Độc đáo nghệ thuật trình diễn chiêng ba của người Hrê ở Quảng Ngãi
Quảng Nam hỗ trợ hơn 902 tấn gạo cho hơn 60 nghìn khẩu có nguy cơ thiếu đói ở 14 huyện trong dịp Tết Quảng Nam hỗ trợ hơn 902 tấn gạo cho hơn 60 nghìn khẩu có nguy cơ thiếu đói ở 14 huyện trong dịp Tết

Theo Hoàng Tuyết/Báo Tin tức

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/he-thong-gieng-co-hang-nghin-nam-tuoi-doc-dao-o-xa-gio-an-quang-tri-183814.html

In bài viết