Doanh nghiệp Việt nên làm gì để tận dụng lợi thế từ Hiệp định UKVFTA

18:08 | 21/03/2023

Đây là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, tham luận góp ý tại phiên thảo luận với chủ đề: "Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam - Vương quốc Anh" nằm trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế “50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Vương quốc Anh: Thành tựu và triển vọng” diễn ra sáng nay (ngày 21/3) tại Hà Nội.
Tận dụng UKVFTA để thúc đẩy thương mại xanh và công bằng giữa Việt Nam - Anh Tận dụng UKVFTA để thúc đẩy thương mại xanh và công bằng giữa Việt Nam - Anh
Nhiều gợi ý nhằm tăng cường hiệu quả trong hợp tác Việt Nam - Vương quốc Anh Nhiều gợi ý nhằm tăng cường hiệu quả trong hợp tác Việt Nam - Vương quốc Anh
Doanh nghiệp Việt nên làm gì để tận dụng lợi thế từ Hiệp định UKVFTA

Phiên thảo luận với chủ đề: "Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam - Vương quốc Anh" nằm trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế “50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Vương quốc Anh: Thành tựu và triển vọng”

(Ảnh: Mai Anh).

Cơ hội và thách thức trong xuất khẩu sang thị trường UK

Năm 2020, Việt Nam và Vương quốc Anh ký Hiệp định Thương mại song phương (UKVFTA). Sau hơn 2 năm kể từ thi Hiệp định có hiệu lực, năm 2022, Vương quốc Anh đứng thứ 15 trong số các nước có đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn đăng ký là 4194,96 triệu USD trong 507 dự án, theo số liệu công bố bởi Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư).

Theo đánh giá của PGS.TS Hà Văn Hội, Trưởng khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, trong tương lai hàng rào thuế quan giữa Vương quốc Anh và Việt Nam sẽ dần được xoá bỏ theo các điều khoản của Hiệp định UKVFTA. Điều này tạo cú hích cho xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường UK, giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ có những tăng trưởng vượt bậc hơn nữa.

Triển khai thực hiện Hiệp định UKVFTA, bên cạnh việc giảm thuế nhập khẩu thì UK còn dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan ưu đãi bổ sung với 14 mặt hàng với mức thuế nhập khẩu bằng 0%. Thêm vào đó việc Việt Nam trở thành Đối tác chiến lược của Vương quốc Anh tại thị trường Đông Nam Á cũng thúc đẩy các hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam tại Vương quốc Anh và được nhiều doanh nghiệp sở tại quan tâm, kết nối hợp tác. Điều này khiến cho dư địa của thị trường UK đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trở nên rộng mở hơn với nhiều mặt hàng vốn là thế mạnh như thuỷ sản, dệt may, gạo,…

Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần nhận biết rõ và đối mặt với nhiều thách thức có thể kể đến như yêu cầu đối với hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Anh khá khắt khe; việc gián đoạn chuỗi cung ứng, giá cước vận tải, giá xăng dầu tăng làm tăng giá thành các sản phẩm của Việt Nam trong bối cảnh hàng xuất khẩu Việt Nam phải cạnh canh công bằng, bình đẳng với sản phẩm do các doanh nghiệp Anh sản xuất…

Trong tình hình đó, PGS.TS Hà Văn Hội đã đưa ra một số gợi ý nhằm giải quyết những khó khăn và thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Đối với cơ quan quản lý nhà nước cần phải tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến thông tin xoay quanh Hiệp định UKVFTA đồng thời xây dựng các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể. Về phía các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường, kiểm soát tốt vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo đáp ứng các quy tắc do Vương quốc Anh đề ra,…

Triển vọng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng sạch

Vấn đề chuyển đổi năng lượng là một trong những nội dung hết sức quan trọng của Hiệp định UKVFTA hay một số hiệp định khác mà Việt Nam tham gia. Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Âu - Châu Mỹ, Bộ Công thương nhận xét: “UKVFTA vẫn còn nhiều dư địa để phát triển khi cả hai nước đều hướng tới thương mại xanh, kinh tế xanh. Các doanh nghiệp cần tập trung xây dựng yếu tố bền vững với nguồn năng lượng sạch để thâm nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng sang thị trường Anh.”

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch VCCI, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Anh, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có tiềm năng điện gió ngoài khơi dồi dào nhất khu vực châu Á thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp năng lượng lớn của Anh cũng như trên thế giới. Cũng giống như Vương quốc Anh, Việt Nam có bờ biển dài đặc biệt tại khu vực phía Nam và Nam Trung Bộ, chính vì thế, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của Anh trong lĩnh vực này như đẩy mạnh hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, tìm kiếm sự hỗ trợ tư vấn của các chuyên gia, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp lớn của Anh,… để chuyển dịch dần sang năng lượng điện gió ngoài khơi, hướng tới phát triển bền vững.

Bàn về vấn đề chuyển dịch năng lượng bền vững, bà Julia Sutherlands, Phó Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á, Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh cho biết: “Tại COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết Việt Nam phấn đấu đạt phát thải ròng bằng ‘0’ vào năm 2050 và đây cũng là mục tiêu chung của Vương quốc Anh. Các công ty của Anh quốc mong muốn tận dụng nền tảng UKVFTA để tăng cường hơn nữa hợp tác với Việt Nam trong vấn đề chuyển dịch năng lượng công bằng này.”

Cùng thể hiện mong muốn hợp tác về năng lượng với Vương quốc Anh trong tương lai, PGS.TS Nguyễn Trúc Lê, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Hữu nghị Việt - Anh cho biết: “Tôi mong muốn Vương quốc Anh có thể hỗ trợ cho đội ngũ khởi nghiệp trẻ của Việt Nam đang rất quan tâm đến vấn đề xanh, sạch, năng lượng tái tạo nhận và làm chủ các công nghệ từ các doanh nghiệp Anh. Tôi tin với quan hệ hữu nghị 50 năm giữa Anh và Việt Nam thì đây sẽ là bước ngoặt để quan hệ hai nước phát triển hơn nữa”.

Việt Nam phối hợp thúc đẩy đàm phán gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh Việt Nam phối hợp thúc đẩy đàm phán gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh
Thúc đẩy hợp tác phòng, chống mua bán người giữa Việt Nam và Vương quốc Anh Thúc đẩy hợp tác phòng, chống mua bán người giữa Việt Nam và Vương quốc Anh

Mai Anh - Lê Ngọc - Hồng Anh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/doanh-nghiep-viet-nen-lam-gi-de-tan-dung-loi-the-tu-hiep-dinh-ukvfta-183614.html

In bài viết