Khải Đoan - ngôi chùa cuối cùng được phong Sắc tứ ở Việt Nam

15:38 | 17/03/2023

Chùa Khải Đoan là một trong những ngôi chùa lớn nhất ở Tây Nguyên nằm ở phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia ngày càng củng cố, vững mạnh Tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia ngày càng củng cố, vững mạnh
Cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Phú Yên: Cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Phú Yên: "Vướng" giải phóng mặt bằng và nguồn cung nguyên liệu

Năm 1953, nhân ngày lễ an vị lạc thành nhà Hậu Tổ, chùa được sắc phong là “Sắc tứ Khải Đoan”. “Khải Đoan” là 2 chữ đầu của vua Khải Định và Đoan Huy Hoàng Thái Hậu, mang ý nghĩa ghi nhận công đức người sáng lập ngôi chùa. Và đây là Sắc tứ cuối cùng của một vị vua Việt Nam ban cho một ngôi chùa Phật giáo.

Chú thích ảnh
Kiến trúc công trình trong chùa Khải Đoan đều được xây dựng, trang trí công phu, tỉ mỉ, giàu tính dân tộc, có giá trị thẩm mỹ cao.
Chú thích ảnh
Vách và cửa gỗ được chạm trổ công phu, đầy thẩm mỹ các hình ảnh Đức Phật, La Hán, Bồ Tát và những hoa văn mang màu sắc Phật giáo.
Chú thích ảnh
Vách và cửa gỗ được chạm trổ công phu, đầy thẩm mỹ các hình ảnh Đức Phật, La Hán, Bồ Tát và những hoa văn mang màu sắc Phật giáo.
Chú thích ảnh
Bên phải chùa là lầu chuông có treo quả đại hồng chung cao 1,15 mét, chu vi đáy 2,7 mét, nặng 380 kg do các nghệ nhân phường đúc đồng ở phía Tây Kinh thành Huế hoàn thành vào tháng 1/1954. Đây là bảo vật hiến cúng của Hoàng tử Bảo Long và Bảo Thăng (con vua Bảo Đại).
Chú thích ảnh
Nội thất chính điện sử dụng cấu trúc “Trùng thiềm điệp ốc” tức là hai nếp nhà với hai hệ mái nối liền với nhau, để tăng diện tích và mở rộng không gian. Đây là một kiểu kiến trúc đặc trưng của cung đình Huế.
Chú thích ảnh
Điện thờ Phật có 5 gian, được bài trí tôn nghiêm, ở giữa tôn trí tượng đức Phật A Di Đà và đức Phật Thích Ca, hai phía là tượng bốn vị Bồ Tát: Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù và Phổ Hiền.
Chú thích ảnh
Điện thờ Phật có 5 gian, được bài trí tôn nghiêm, ở giữa tôn trí tượng đức Phật A Di Đà và đức Phật Thích Ca, hai phía là tượng bốn vị Bồ Tát: Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù và Phổ Hiền.

Chú thích ảnh
Bức tường với thiết kế tinh xảo trong chính điện của chùa Khải Đoan.
Chú thích ảnh
Bảo tháp với kiến trúc tinh xảo đặt trong nội điện.
Chú thích ảnh

Theo Báo Tin tức

https://baotintuc.vn/anh/khai-doan-ngoi-chua-cuoi-cung-duoc-phong-sac-tu-o-viet-nam-20230317111745718.htm

Khai trương phòng Hàn Quốc tại Việt Nam Khai trương phòng Hàn Quốc tại Việt Nam
Với thông điệp "Cuộc gặp gỡ Việt Nam - Hàn Quốc", trưng bày "Phòng Hàn Quốc: Truyền thống và Hiện đại" tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam mang đến cho người tham quan những trải nghiệm trực quan về văn hóa Hàn Quốc, đóng góp cho giao lưu văn hóa, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Việt Nam - Hàn Quốc.
Công tác người Việt Nam ở nước ngoài: Triển khai mạnh mẽ, toàn diện, góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc Công tác người Việt Nam ở nước ngoài: Triển khai mạnh mẽ, toàn diện, góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc
Nếu coi năm 2022 là năm “khởi động” những hướng công tác triển khai KL12 và NQ169 về công tác NVNONN giai đoạn 2021-2026, thì 2023 là năm cần “tăng tốc” triển khai thực hiện những biện pháp cụ thể. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Quang Hiệu trả lời phỏng vấn báo TG&VN về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài.

Theo Báo Tin tức

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/khai-doan-ngoi-chua-cuoi-cung-duoc-phong-sac-tu-o-viet-nam-183455.html

In bài viết