Sửa Luật BHXH: Bổ sung nhiều quy định có lợi cho người lao động

20:50 | 16/03/2023

Bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), thêm chế độ thai sản trong chính sách BHXH tự nguyện, mở rộng sự lựa chọn về BHXH một lần, giảm thời gian hưởng lương hưu để phù với các công ước quốc tế… Đây là những thông tin mới về dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) được Bộ LĐ-TB&XH công bố chiều 16/3 tại Hà Nội.
Tránh đóng BHXH 2 lần với lao động Việt Nam và Hàn Quốc Tránh đóng BHXH 2 lần với lao động Việt Nam và Hàn Quốc
VssID bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN VssID bổ sung tính năng hiển thị thời gian chưa đóng BHXH, BHTN
Sửa Luật BHXH: Bổ sung nhiều quy định có lợi cho người lao động
Cuộc họp báo giới thiệu dự thảo Luật BHXH có đại diện của nhiều ban, bộ ngành. (Ảnh: Giáp Tống)

Giảm số năm đóng BHXH

Chia sẻ thông tin với báo giới tại cuộc họp, ông Nguyễn Duy Cường (Phó Vụ trưởng Vụ BHXH, Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, một trong những điều chỉnh quan trọng của dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) là giảm thời gian đóng BHXH để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống còn 15 năm.

“Quy định này nhằm tạo cơ hội cho những người từ 45 tuổi mới tham gia BHXH hoặc những người tham gia không liên tục dẫn đến khi đến tuổi nghỉ hưu vẫn không tích lũy đủ 20 năm đóng BHXH cũng được hưởng lương hưu hàng tháng”, ông Nguyễn Duy Cường cho biết.

Nội dung sửa đổi cũng thực hiện cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW, theo đó: “Rà soát, sửa đổi các quy định về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, gắn với việc đẩy mạnh đàm phán, ký kết hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội”.

Theo Luật BHXH hiện hành, người lao động có thời gian đóng BHXH dưới 20 năm không được hưởng lương hưu. Với đề xuất có tính đột phá này sẽ phần nào hạn chế tình trạng rút BHXH một lần, người lao động có thời gian đóng BHXH dưới 20 năm vẫn có lương hưu, được Nhà nước điều chỉnh và hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế.

Bên cạnh đó, việc đề xuất điều chỉnh này cũng nhằm phù hợp với thông lệ quốc tế thông qua thực hiện các hiệp định về bảo hiểm xã hội được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và các nước.

“Đặc biệt trong đó có thỏa thuận về tính cộng gộp thời gian làm cơ sở tính hưởng quyền lợi BHXH đối với người lao động làm việc ở các quốc gia khác nhau”, ông Nguyễn Duy Cường cho biết.

Tăng độ bao phủ căn cứ đóng BHXH bắt buộc

Cũng theo ông Nguyễn Duy Cường, dự thảo Luật BHXH sửa đổi được định hướng bao quát hơn tới căn cứ tính đóng BHXH, từ đó đảm bảo tốt hơn quyền lợi BHXH của người lao động.

Cụ thể, dự thảo quy định tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương tháng bao gồm mức lương và phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động. Điều này được hiểu là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH sẽ bao gồm thêm cả các khoản phụ cấp lương, bổ sung khác gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Sửa Luật BHXH: Bổ sung nhiều quy định có lợi cho người lao động
Ông Nguyễn Duy Cường, Phó Vụ trưởng Vụ BHXH, Bộ LĐ-TB&XH. (Ảnh: Giáp Tống)

Đây là điểm khác biệt so với Luật BHXH hiện hành. Theo đó, Luật đang quy định: từ năm 2018, đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.

Mặc dù trong các văn bản quy phạm pháp luật đã hướng dẫn chi tiết mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH nhưng ở một số doanh nghiệp vẫn tồn tại tình trạng tách thành nhiều khoản trợ cấp, bổ sung để không đóng bảo hiểm xã hội.

Khuyến khích người hưu trí khi làm việc tiếp tục đóng BHXH

Với mục đích nhằm khuyến khích người lao động tiếp tục tham gia đóng BHXH sau tuổi nghỉ hưu, qua đó giúp cải thiện mức lương hưu và góp phần bảo vệ tốt hơn cho người lao động trong quá trình làm việc, Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đưa ra 02 phương án lựa chọn

Phương án 1: Mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Phương án 2: Mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Đối với trường hợp người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 71 và Điều 72 của Luật này mà tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội sau độ tuổi nghỉ hưu cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% được tính bằng 02 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Từ 1/4, Covid-19 là bệnh nghề nghiệp hưởng BHXH Từ 1/4, Covid-19 là bệnh nghề nghiệp hưởng BHXH
Thông tư quy định Covid-19 là bệnh nghề nghiệp, được hưởng BHXH sẽ có hiệu lực từ ngày 1/4.
Đề xuất phương án giải quyết chế độ BHXH cho người lao động đối với đơn vị nợ đóng BHXH Đề xuất phương án giải quyết chế độ BHXH cho người lao động đối với đơn vị nợ đóng BHXH
BHXH Việt Nam vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH đề xuất phương án giải quyết chế độ BHXH đối với người lao động tại các đơn vị sử dụng lao động chưa đóng đủ tiền BHXH.

Hoàng Mạnh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/sua-luat-bhxh-bo-sung-nhieu-quy-dinh-co-loi-cho-nguoi-lao-dong-183425.html

In bài viết