50 năm ngày ký Hiệp định Paris: Những tác động đến quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ngày nay

16:29 | 17/02/2023

Ngày 16/2, Viện Hoà bình Hoa Kỳ (USIP) tại thủ đô Washington DC đã tổ chức toạ đàm với chủ đề “Suy ngẫm nhân dịp 50 năm Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam: Những tác động đến quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ngày nay”.
Đóng góp của đối ngoại nhân dân trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris Đóng góp của đối ngoại nhân dân trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris
Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là một mốc son sáng chói trong lịch sử ngoại giao Việt Nam và lịch sử đấu tranh giành độc lập, tự do, hòa bình, thống nhất đất nước của dân tộc ta. Đối ngoại nhân dân đã có đóng góp rất quan trọng vào thành công đó.
Những bài học quý từ công tác thông tin đối ngoại trong đàm phán Hiệp định Paris về Việt Nam Những bài học quý từ công tác thông tin đối ngoại trong đàm phán Hiệp định Paris về Việt Nam
Công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại trong quá trình đàm phán Hiệp định Paris về Việt Nam thực sự đã trở thành cầu nối, quy tụ những nỗ lực của ngoại giao Đảng, Nhà nước với ngoại giao Nhân dân, triển khai hiệu quả việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Từ đó, tạo ra sức mạnh to lớn làm thay đổi hẳn sự chênh lệch giữa thế và lực của ta và đối phương.
Chú thích ảnh
Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng phát biểu. Ảnh: Kiều Trang/PV TTXVN tại Washington

Tọa đàm do Viện Hoà Bình Hoa Kỳ phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, thu hút sự tham dự của gần 200 khách mời là các học giả, nhà nghiên cứu lịch sử, các tổ chức, hiệp hội và đại diện Hội thanh niên sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ. Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng cùng Đại sứ John D. Negroponte - cựu trợ lý của Cố vấn Henry Kissinger trong các cuộc đàm phán tại Paris, các Giáo sư Carolyn Eisenberg và Nguyễn Thị Liên Hằng đồng chủ trì trao đổi tại toạ đàm.

Phó Chủ tịch USIP William Taylor đã chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Washington về ý nghĩa của tọa đàm, ông cho rằng “dấu mốc 50 năm Hiệp định hoà bình Paris là cơ hội tuyệt vời để tất cả các bên cùng suy ngẫm về lịch sử, đánh giá về thành công và hạn chế của các nỗ lực ngăn chặn xung đột trong quá khứ, từ đó rút ra những bài học có thể áp dụng cho tương lai”.

Chú thích ảnh
Giáo sư Lịch sử Hoa Kỳ và Đông Nam Á, Đại học Columbia Nguyễn Liên Hằng phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Kiều Trang/PV TTXVN tại Washington

Phát biểu tại phiên thảo luận chính của buổi tọa đàm, Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh Hiệp định hoà bình Paris năm 1973 là kết quả của sự hy sinh xương máu của hàng triệu người dân Việt Nam và khát vọng mãnh liệt của nhân dân Việt Nam về hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước; bên cạnh đó là nghệ thuật đàm phán, khả năng nắm bắt thời cơ của nhiều nhà ngoại giao xuất sắc của các bên liên quan. Hiệp định là một cột mốc quan trọng mang tính bước ngoặt đối với đất nước Việt Nam và với khu vực Đông Nam Á nói chung. Đối với quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định đã khép lại một chương đau buồn trong lịch sử quan hệ hai nước và khởi đầu cho quá trình lâu dài hướng tới hòa giải, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, bình thường hóa quan hệ năm 1995 và xác lập quan hệ Đối tác toàn diện năm 2013.

Nhìn lại 50 năm Hiệp định hoà bình Paris, Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng cho đây là dịp để suy ngẫm về giá trị của hoà bình và những bài học quý báu mà Hiệp định đã mang lại đối với hòa bình, an ninh và quan hệ quốc tế. Đại sứ cho rằng để gìn giữ hòa bình, ngăn ngừa xung đột, các nước, đặc biệt là các nước lớn, cần hiểu rõ lịch sử, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của các nước nhỏ, đồng thời coi trọng vai trò then chốt của ngoại giao trong ngăn ngừa, chấm dứt chiến tranh.

Chú thích ảnh
Đại sứ John D. Negroponte - cựu trợ lý của Cố vấn Henry Kissinger trong các cuộc đàm phán tại Paris phát biểu. Ảnh: Kiều Trang/PV TTXVN tại Washington

Cũng tại tọa đàm, Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng đã cùng với Đại sứ John D. Negroponte, các Giáo sư Carolyn Eisenberg và Nguyễn Thị Liên Hằng chia sẻ và trao đổi với khách mời những góc nhìn riêng về sự kiện và những câu chuyện cá nhân trong giai đoạn đàm phán, thực thi Hiệp định. Nhận định về hoàn cảnh lịch sử và nguyên nhân dẫn đến ký kết Hiệp định Paris 1973, các đại biểu đã đúc kết những bài học hữu ích đối với an ninh quốc tế ngày nay.

Tọa đàm ghi nhận những chia sẻ sôi nổi, chân thành đối với nỗ lực hòa giải, hòa hợp, giải quyết hậu quả chiến tranh, xây dựng lòng tin, tăng cường hiểu biết lẫn nhau hướng tới tương lai.

Hiệp định Paris 1973: Ký ức đong đầy sau nửa thế kỷ Hiệp định Paris 1973: Ký ức đong đầy sau nửa thế kỷ
Ngày 27/1/1973, tại Trung tâm hội nghị phố Kléber ở thủ đô Paris, Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam chính thức được ký kết. Nửa thế kỷ sau, phần lớn những người tham gia hoặc chứng kiến trực tiếp vào sự kiện lịch sử này đã không còn, nhưng đối với số ít những người còn lại, những kỷ niệm, cảm xúc vẫn đong đầy, mặc dù những đóng góp của họ rất thầm lặng.
Bài học giữ nước từ Hiệp định Paris 50 năm trước vẫn còn nguyên giá trị Bài học giữ nước từ Hiệp định Paris 50 năm trước vẫn còn nguyên giá trị
4 triết lý giúp chúng ta chiến thắng trong quá trình đàm phán Hiệp định Paris trong bối cảnh hiện nay vẫn còn nguyên giá trị, chỉ có cách thể hiện phải điều chỉnh cho phù hợp với tình hình hiện nay.

Theo Kiều Trang - Đoàn Hùng/TTXVN

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/50-nam-ngay-ky-hiep-dinh-paris-nhung-tac-dong-den-quan-he-viet-nam-hoa-ky-ngay-nay-182397.html

In bài viết