Thế giới nóng "kỷ lục" do La Nina

09:15 | 11/01/2023

Nhiệt độ ở châu Âu đã tăng hơn hai lần so với nhiệt độ trung bình toàn cầu trong 30 năm qua, và khu vực này ghi nhận tốc độ tăng nhiệt cao nhất so với bất kỳ lục địa nào khác trên toàn cầu.
Live Science: Vịnh Hạ Long là 1 trong 10 kỳ quan thiên nhiên ấn tượng nhất thế giới Live Science: Vịnh Hạ Long là 1 trong 10 kỳ quan thiên nhiên ấn tượng nhất thế giới
Vịnh Hạ Long của Việt Nam vừa được Live Science - Trang tin tức về khoa học nổi tiếng - chọn vào top 10 kỳ quan độc đáo hàng đầu thế giới.
Clinixero được Sách kỷ lục Malaysia ghi nhận có “Nhiều bệnh nhân nhất trong điều trị bệnh tiểu đường online” Clinixero được Sách kỷ lục Malaysia ghi nhận có “Nhiều bệnh nhân nhất trong điều trị bệnh tiểu đường online”
Clinixero, thương hiệu chăm sóc sức khỏe quản lý bệnh tiểu đường của Sozo Management & Resources Sdn Bhd gần đây đã được Sách kỷ lục Malaysia trao chứng nhận vì có “Nhiều bệnh nhân nhất trong chương trình điều trị bệnh tiểu đường theo hình thức trực tuyến (online)”.

Ngày 10/1, Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu (EU) cho biết 8 năm qua ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục kể cả khi hiện tượng La Nina xảy ra năm 2020 đã phần nào giúp làm mát bầu khí quyển.

Theo C3S, nhiệt độ trung bình trong năm 2022 - năm chứng kiến một loạt các thảm họa thiên nhiên chưa từng có do biến đổi khí hậu - khiến năm này trở thành năm nóng nhất thứ 5 kể từ khi C3S bắt đầu thu thập dữ liệu về vấn đề này vào thế kỷ 19.

Báo cáo hàng năm của C3S cho thấy Pakistan và miền Bắc Ấn Độ đã trải qua một đợt nắng nóng như thiêu như đốt vào mùa Xuân kéo dài 2 tháng với nhiệt độ luôn vượt trên 40 độ C. Tiếp đó, Pakistan hứng chịu trận mưa lũ lịch sử nhấn chìm 1/3 lãnh thổ nước này, ảnh hưởng đến 33 triệu người và gây thiệt hại kinh tế khoảng 30 tỷ USD.

Ở châu Âu, Pháp, Anh, Tây Ban Nha và Italy đã lập kỷ lục mới về nhiệt độ trung bình trong năm 2022, trong bối cảnh toàn bộ châu lục này trải qua năm nóng kỷ lục thứ hai. Các đợt nắng nóng trên khắp lục địa Già trở nên nghiêm trọng hơn do điều kiện khô hạn. Nhiệt độ ở châu Âu đã tăng hơn hai lần so với nhiệt độ trung bình toàn cầu trong 30 năm qua, và khu vực này ghi nhận tốc độ tăng nhiệt cao nhất so với bất kỳ lục địa nào khác trên toàn cầu.

Trong một tuyên bố, Phó giám đốc C3S Samantha Burgess nêu rõ: "Năm 2022 là một năm nữa của các hiện tượng khí hậu cực đoan trên khắp châu Âu và toàn cầu. Những sự kiện này cho thấy chúng ta phải trải qua những hậu quả thảm khốc của thế giới đang nóng lên."

Các vùng rộng lớn ở khu vực Trung Đông, Trung Quốc, Trung Á và Bắc Phi trong cả năm 2022 cũng ghi nhận nhiệt độ trung bình cao chưa từng có. Các vùng cực của Trái Đất cũng ghi nhận nhiệt độ tăng kỷ lục.

Thế giới ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục trong 8 năm qua do La Nina | Môi trường | Vietnam+ (VietnamPlus)
Người phụ nữ dắt chó đi dạo tại một công viên ở phía nam London, Anh, khi tuyết rơi ngày 11/12. Ảnh: AP.

Ông Vincent-Henri Peuch, Giám đốc Dịch vụ Giám sát Khí quyển của C3S, cho biết nồng độ khí quyển đang tiếp tục tăng mà không có dấu hiệu giảm. Thế giới đang hướng tới mức tăng nhiệt nguy hiểm 2,8 độ C so với mức tăng 1,5 độ C theo thỏa thuận Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu.

Theo các nhà khoa học, kiềm chế mức tăng nhiệt Trái Đất ở 1,5% sẽ hạn chế tác động của biến đổi khí hậu ở mức có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, lượng khí thải CO2 và CH4 từ quá trình sản xuất và sử dụng nhiên liệu hóa thạch - nguyên nhân chính làm Trái Đất nóng lên - vẫn tiếp tục tăng, ngay cả khi thế giới tăng tốc quá trình khử cacbon trong hoạt động kinh tế.

Trong khi đó, một nhóm chuyên gia quốc tế được Liên hợp quốc hậu thuẫn cho biết, các hoá chất làm suy giảm tầng ozone đang giảm xuống, qua đó giúp quá trình phục hồi của tầng ozone diễn ra nhanh hơn.

Tầng ozone của Trái đất dự kiến sẽ phục hồi trong vòng 40 năm tới, khi các hóa chất bào mòn "tấm lá chắn" này đang dần bị loại bỏ khỏi hoạt động sử dụng của con người.

Nghiên cứu từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) được công bố năm 2022 cho thấy nồng độ của các hoá chất làm suy giảm tầng ozone trên toàn cầu đã giảm hơn 50% tại khu vực tầng bình lưu của Trái đất, so với mức được quan sát thấy vào năm 1980.

Tổng Thư ký Tổ chức Khí tượng thế giới, Giáo sư Petteri Taalas, cho biết: “Hoạt động của tầng ozone tạo ra một tiền lệ để hành động vì khí hậu. Thành công của chúng ta trong việc loại bỏ dần các hoá chất phá huỷ tầng ozone đã cho tất cả thấy rằng chúng ta có thể và cần phải làm những gì - như một giải pháp cấp bách - để chuyển nhanh khỏi nhiên liệu hoá thạch, giảm phát thải khí nhà kính, từ đó hạn chế tăng nhiệt độ Trái đất".

Nina Hospitality đưa ra bộ nhận diện thương hiệu mới cùng các gói ưu đãi dành cho khách lưu trú Nina Hospitality đưa ra bộ nhận diện thương hiệu mới cùng các gói ưu đãi dành cho khách lưu trú
L’hotel Group, một thành viên của Chinachem Group vừa công bố việc chuyển đổi thương hiệu của mình thành Nina Hospitality.
Bó tay “nữ Nịna” bất chấp sang đường gây họa cho người khác Bó tay “nữ Nịna” bất chấp sang đường gây họa cho người khác
Người phụ nữ đi xe máy băng ngang sang đường mà không quan sát lại phía sau như chỗ không người, để rồi bị một người đi xe máy khác tông phải…

Kim Hảo (t/h)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/the-gioi-nong-ky-luc-do-la-nina-181030.html

In bài viết