Niềm vui trong những ngôi nhà ấm tình quân dân

22:08 | 24/12/2022

Đóng quân trên địa bàn biên giới thuộc huyện Bát Xát (Lào Cai) tuy còn nhiều thiếu thốn, nhưng những năm qua, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345 (Quân khu 2) luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến các hộ nghèo khó khăn về nhà ở, nhất là các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, ở xã biên giới.
Nick Út và những vui buồn trong nghề kể chuyện bằng hình ảnh Nick Út và những vui buồn trong nghề kể chuyện bằng hình ảnh
Ấm tình quân dân nơi biên giới Việt-Lào Ấm tình quân dân nơi biên giới Việt-Lào

Một ngày cuối tháng 12, tiết trời vùng cao huyện Bát Xát rét tái tê như cứa vào da thịt, đã hơn 9 giờ mà sương mù vẫn giăng kín các đường đi, lối lại. Tại gia đình bà Lù Thị Chanh, dân tộc Mông ở thôn Biên Hòa, xã Nậm Chạc, không khí vui như có hội với những tiếng nói cười rôm rả bằng cả tiếng Kinh và tiếng dân tộc Mông. Nhà có chuyện vui bởi gia đình bà Lù Thị Chanh được Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345 (Đoàn 345) bàn giao “Nhà tình quân dân”. Niềm vui lộ rõ trên gương mặt khắc khổ của bà Chanh và bà con lối xóm. Bà Chanh tươi cười kể: Năm nay cả nhà tôi sẽ được đón Tết trong ngôi nhà mới, vui lắm. Từ nhỏ đến giờ mới được ở trong ngôi nhà tươm tất, khang trang thế này, trước phải sống trong căn nhà lá, tường vách đất thôi… Cảm ơn bộ đội Đoàn 345 đã dành công sức, kinh phí lo cho gia đình tôi có chỗ ở đoàng hoàng trước thềm năm mới.

Niềm vui trong những ngôi nhà ấm tình quân dân
Đại diện Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345 trò chuyện với hộ nghèo được nhận nhà mới.

Ông Lù A Hòa, Chủ tịch UBND xã Nậm Chạc cho biết, xã có 581 hộ, với 2.785 khẩu thì đến 90% là dân tộc Mông. Trong 2 năm qua, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Mặc dù được cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và Đoàn 345 quan tâm, hỗ trợ, nhưng theo tiêu chí mới, xã vẫn còn 58% hộ nghèo. Vừa qua, xã Nậm Chạc có 3 hộ được Đoàn 345 chọn xây tặng “Nhà tình quân dân”, qua đó phần nào giúp bà con vơi bớt khó khăn, ổn định cuộc sống…

Không chỉ gia đình bà Chanh, đợt này trên địa bàn biên giới huyện Bát Xát còn có một số hộ được nhận “Nhà tình quân dân”. Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà còn chưa kịp quét vôi, ông Tráng A Tác ở thôn Trung Chải, xã Y Tý hồ hởi khoe: Năm nay cả nhà tôi được đón tết trong ngôi nhà mới, ngôi nhà mơ ước của vợ chồng tôi. Đoàn 345 đã hỗ trợ gia đình 50 triệu đồng xây nhà, đồng thời cử bộ đội làm giúp 60 ngày công. Gia đình phụ thêm 30 triệu đồng và anh em, bà con lối xóm cùng giúp nên sau hơn 2 tháng thi công, ngôi nhà rộng 65 m2 đã hoàn thành. Có nơi ở vững chãi, gia đình tôi vui lắm, giờ chỉ lo làm ăn, không nghe theo kẻ xấu xúi giục chuyển đi nơi khác ở nữa.

Đại diện Phòng Chính trị, Đoàn 345 cho biết, khi Đảng ủy, Chỉ huy đơn vị có chủ trương xây dựng “Nhà tình quân dân”, cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đã không quản vất vả, gian khổ, thường xuyên phối hợp với cấp ủy đảng, chính quyền các xã trong vùng dự án khảo sát, thẩm định từng hộ và lập dự toán báo cáo cấp trên phê duyệt. Trong 2 năm 2021 và 2022, Đoàn 345 đã xây tặng nhà cho 7 hộ nghèo ở giáp biên giới, trong vùng dự án thuộc 2 huyện Bát Xát và Mường Khương, mỗi nhà trị giá 50 triệu đồng và đóng góp từ 60 - 70 ngày công, ngoài ra còn ủng hộ một số đồ dùng thiết yếu khác.

Niềm vui trong những ngôi nhà ấm tình quân dân
Trao "Nhà tình quân dân" cho hộ nghèo.

“Nhà tình quân dân” rộng từ 60 - 70 m2, được xây dựng theo quy mô “3 cứng” (tường xây, nền lát gạch và mái tôn). Trong năm 2022, có 4 căn nhà đã hoàn thành bàn giao cho các gia đình. Quá trình xây dựng luôn có sự giám sát chặt chẽ của Ban Quản lý dự án, chính quyền thôn, xã; sự giúp đỡ của các đoàn thể như phụ nữ, đoàn thanh niên và người dân địa phương. Toàn bộ kinh phí xây “Nhà tình quân dân” do Đoàn 345 kêu gọi các nhà tài trợ ủng hộ, không sử dụng ngân sách của đơn vị.

Trao đổi với chúng tôi, Thượng tá Lê Viết Xuân, Phó Chính ủy Đoàn 345 cho biết: Bên cạnh thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo quốc phòng gắn với phát triển kinh tế - xã hội trong vùng dự án, Đảng ủy, Chỉ huy Đoàn 345 đặc biệt quan tâm đến công tác dân vận, giúp đỡ Nhân dân, nhất là những hộ nghèo, hộ ở giáp biên giới; thường xuyên thực hiện các dự án phát triển kinh tế như triển khai mô hình nuôi dê, lợn đen, trâu thịt bản địa; trồng chuối, trồng cây đương quy và nuôi ong với mục đích tặng bà con chiếc “cần câu”, phát triển kinh tế ổn định lâu dài. Bên cạnh đó, đơn vị đặc biệt quan tâm giúp đỡ những gia đình đặc biệt khó khăn làm nhà ở để an cư, lạc nghiệp.

Ngôi nhà cổ ở Thanh Hóa lọt top 10 ngôi nhà cổ đẹp nhất Việt Nam Ngôi nhà cổ ở Thanh Hóa lọt top 10 ngôi nhà cổ đẹp nhất Việt Nam
Cách cổng phía Tây Thành nhà Hồ, nằm tại thôn Tây Giai, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc ( tỉnh Thanh Hóa) vài trăm mét, là ngôi nhà cổ hơn 200 năm tuổi. Đây là 1 trong 10 ngôi nhà cổ đã được UNESCO công nhận là ngôi nhà cổ dân gian truyền thống đẹp nhất Việt Nam.
Sinh viên Lào và kỷ niệm về những ngày Tết ấm áp trên quê hương thứ hai Sinh viên Lào và kỷ niệm về những ngày Tết ấm áp trên quê hương thứ hai
Du học xa nhà, nhưng với tình yêu thương, sự sẻ chia và quan tâm của các cơ quan ban, ngành, chính quyền địa phương, thầy cô giáo và bạn bè, du học sinh Lào đã được đón những ngày Tết cổ truyền Bunpimay của dân tộc Lào ấm cúng trên quê hương thứ hai.

Theo Báo Lào Cai

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/niem-vui-trong-nhung-ngoi-nha-am-tinh-quan-dan-180394.html

In bài viết