Phát triển mạng lưới cơ sở dịch vụ công tác xã hội

00:00 | 29/10/2022

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, toàn quốc mới có 425 cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội, mới chỉ đáp ứng nhu cầu trợ giúp xã hội cho 30% đối tượng. Để gia tăng hiệu quả, chất lượng công tác trợ giúp các đối tượng, cần có thêm nhiều hướng dẫn tới các địa phương về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các mô hình Trung tâm công tác xã hội.
GNI triển khai dự án “Phát triển Công tác xã hội và Tư vấn Tâm lý trong trường học giai đoạn 2022 - 2024” GNI triển khai dự án “Phát triển Công tác xã hội và Tư vấn Tâm lý trong trường học giai đoạn 2022 - 2024”
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác xã hội Nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác xã hội

Bên cạnh đó cần phối hợp với Bộ Tài chính hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố hình thành trung tâm công tác xã hội, nâng tổng số cơ sở có liên quan đến cung cấp dịch vụ công tác xã hội là 425 cơ sở, đáp ứng nhu cầu trợ giúp xã hội cho 30% đối tượng.

Nhiều trung tâm hoạt động hiệu quả

Đến nay, rất nhiều mô hình trung tâm công tác xã hội đã vận hành rất hiệu quả, như: Trung tâm công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bến Tre, Long An, Thanh Hóa, Thành phố Hồ Chí Minh…. Các trung tâm này cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho hàng ngàn lượt đối tượng, như: đối tượng xã hội cần sự bảo vệ khẩn cấp; người cao tuổi, người khuyết tật, người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí, người nhiễm HIV/AIDS, người nghèo, trẻ em, nạn nhân của phân biệt đối xử về giới; người nghiện ma túy, người bán dâm; người sau cai nghiện; cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em cần sự bảo vệ khẩn cấp và các đối tượng khác.

Phát triển mạng lưới cơ sở dịch vụ công tác xã hội
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà tặng quà đến các em nhỏ hiện đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Bình.

Các tỉnh, thành phố từng bước chuyển đổi hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội sang hoạt động theo mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người già, người tâm thần, bảo vệ trẻ em, trợ giúp người khuyết tật phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

Tổng số cán bộ, nhân viên công tác xã hội hiện đang làm việc tại các cơ sở liên quan đến cung cấp dịch vụ công tác xã hội và mạng lưới tại cấp xã gồm 35.000 người.

Phối hợp với các tổ chức quốc tế xây dựng mô hình hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật, nạn nhân bom mìn tại một số tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Hưng Yên, Quảng Trị, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Đến nay, đã có 45 cơ sở bảo trợ xã hội có chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần; trong đó có 27 cơ sở chăm sóc chuyên biệt, 19 cơ sở tổng hợp.

Tăng cường hiệu quả hoạt động của các trung tâm

Một số tỉnh, thành phố đã xây dựng mô hình tốt về lao động trị liệu và phục hồi chức năng luân phiên cho người tâm thần nặng như Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sơn La, Thừa Thiên Huế, Hải Dương, Thái Nguyên; Trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng người tâm thần Việt Trì. Các trung tâm bước đầu thực hiện mô hình kết hợp tư vấn, trị liệu tâm lý và các dịch vụ công tác xã hội với điều trị y tế để phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí. Sửa chữa, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và xây dựng mô hình cơ sở phòng cho các cơ sở trợ giúp xã hội.

Hoạt động hỗ trợ thí điểm xây dựng mô hình gia đình cá nhân nhận nuôi và mô hình dạy nghề đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cũng được triển khai ở nhiều địa phương như Thanh Hóa, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hà Nội, xây dựng mô hình cơ sở tạm lánh tại Bắc Giang, Thanh Hóa, Hưng Yên.

Phát triển mạng lưới cơ sở dịch vụ công tác xã hội
Nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực CTXH rất lớn.

Đối với các cơ sở bảo trợ xã hội có chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần cung cấp các dịch vụ, đã tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng tại 45 cơ sở bảo trợ xã hội có chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần; công suất tiếp nhận, chăm sóc và phục hồi chức năng cho 13.000 đối tượng tại cơ sở.

Với tổ chức lao động sản xuất, phục hồi chức năng cho đối tượng, phần lớn các cơ sở liên kết với tiểu thương, tổ chức, cá nhân, tổ chức lao động sản xuất, hướng nghiệp và dạy nghề, tạo việc làm cho người tâm thần thông qua các nghề như chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng nấm, sản xuất hương, vàng mã, giấy bản, trồng cây cảnh… tạo thu nhập, góp phần nâng cao chất lượng đời sống và tinh thần cho đối tượng như Trung tâm Điều dưỡng và phục hồi chức năng tâm thần tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Sơn La, Việt Trì, Ninh Bình, Hà Nội và Trung tâm phục hồi chức năng trẻ tàn tật Thụy An…

Một số trung tâm đã tự bảo đảm thực phẩm hàng ngày cho đối tượng và còn cung cấp thực phẩm, sản phẩm ra ngoài thị trường. Nhiều trung tâm tích cực trợ giúp các đối tượng tâm thần tham gia các hoạt động tập thể như tổ chức hội thi giọng hát hay, tập cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, tổ chức kéo co và các hoạt động tự quản, văn hoá, thể thao, các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khoẻ của từng nhóm đối tượng.

Ngoài ra, các trung tâm còn chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương đưa đối tượng đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi trung tâm trở về với gia đình, tái hoà nhập cộng đồng; hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống.

Chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021-2030 đặt mục tiêu từ năm 2026 đến năm 2030 đạt cơ cấu tối thiểu 60% số cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và cơ sở khác trong quy hoạch có cung cấp dịch vụ công tác xã hội; tỷ lệ người có hoàn cảnh khó khăn được tư vấn, hỗ trợ công tác xã hội và quản lý tăng tối thiểu 30% so với năm 2025.
Mở ra nhiều cơ hội hợp tác, phát triển giữa Việt Nam và Nam Phi Mở ra nhiều cơ hội hợp tác, phát triển giữa Việt Nam và Nam Phi
Ngày 24/11, kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban thương mại hỗn hợp Việt Nam - Nam Phi đã diễn ra tại thành phố Johannesburg, CH Nam Phi. Kỳ họp do Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Quốc Khánh và Thứ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Cạnh tranh Nam Phi Nomalungelo Gina đồng chủ trì.
Chú trọng đối ngoại nhân dân phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2023 Chú trọng đối ngoại nhân dân phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2023
Ngày 30/11, tại TP Cần Thơ, Cụm số 5 - Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023.

Minh Tâm

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/phat-trien-mang-luoi-co-so-dich-vu-cong-tac-xa-hoi-180279.html

In bài viết