Nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác xã hội

00:00 | 15/10/2022

Đây là một trong các mục tiêu của Chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021-2030 (Chương trình) được Thủ tướng Chính phủ ban hành.
ActionAid hỗ trợ hơn 350 phụ nữ tại Huế và Đà Nẵng ổn định sinh kế ActionAid hỗ trợ hơn 350 phụ nữ tại Huế và Đà Nẵng ổn định sinh kế
GNI triển khai dự án “Phát triển Công tác xã hội và Tư vấn Tâm lý trong trường học giai đoạn 2022 - 2024” GNI triển khai dự án “Phát triển Công tác xã hội và Tư vấn Tâm lý trong trường học giai đoạn 2022 - 2024”
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác xã hội
Đề án phấn đấu đặt mục tiêu tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng cho 90.000 cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên...

Theo đó, mục tiêu chung của Chương trình là tiếp tục đẩy mạnh phát triển công tác xã hội tại các ngành, các cấp, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng giai đoạn; đảm bảo nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác xã hội; đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội trên các lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ công tác xã hội của người dân, hướng tới mục tiêu phát triển xã hội công bằng và hiệu quả.

Các mục tiêu cụ thể của Chương trình được chia thành 02 giai đoạn: giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 và giai đoạn 2 từ năm 2026 đến năm 2030. Đáng chú ý, ở giai đoạn 2, Chương trình đặt mục tiêu đạt 90% số cơ quan, tổ chức, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, trại giam, trường giáo dưỡng, các cơ quan tư pháp, trường học, bệnh viện, xã, phường, thị trấn và đơn vị liên quan thực hiện phân công, bố trí nhân sự làm công tác xã hội, trong đó, có ít nhất từ 01 đến 02 cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên công tác xã hội thuộc chức danh chuyên trách, không chuyên trách hoặc cộng tác viên công tác xã hội với mức phụ cấp hàng tháng tối thiểu bằng mức lương cơ bản do Chính phủ quy định.

Phấn đấu đạt cơ cấu tối thiểu 60% số cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và cơ sở khác trong quy hoạch có cung cấp dịch vụ công tác xã hội; tỷ lệ người có hoàn cảnh khó khăn được tư vấn, hỗ trợ công tác xã hội và quản lý ca tăng tối thiểu 30% so với năm 2025.

Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 40% số cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn, các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội, ngành lao động - thương binh và xã hội và các ngành có liên quan.

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác xã hội
Nhiều mục tiêu phát triển lĩnh vực công tác xã hội.

Đến năm 2030 bảo đảm ít nhất 90% trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh được trợ giúp xã hội và được cung cấp dịch vụ công tác xã hội phù hợp từ nguồn lực xã hội hóa.

Để đảm bảo kế hoạch những mục tiêu đã đề ra, Chương trình đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể như: Xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về công tác xã hội; Phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội; Đổi mới, hoàn thiện chương trình, nội dung đào tạo và giáo dục nghề công tác xã hội trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ngành công tác xã hội…

Tiến hành rà soát, sắp xếp phân công cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, cộng tác viên làm công tác xã hội tại các trại giam, trường giáo dưỡng, hệ thống tư pháp, các cơ sở giáo dục, bệnh viện và các cơ sở của ngành lao động - thương binh và xã hội, trong đó ưu tiên các lĩnh vực trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, cai nghiện ma túy, hỗ trợ phạm nhân hoàn lương và giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc khác.

Bên cạnh đó, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 90.000 cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội.

Theo Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), trong giai đoạn 2010 - 2020, nhận thức về vai trò, vị trí của nghề công tác xã hội trong quá trình xây dựng nền an sinh xã hội tiên tiến của đất nước ở nhiều cấp, ngành còn hạn chế. Nhiều địa phương nhận thức chưa đúng nên chưa chủ động, chưa quyết liệt triển khai Đề án phát triển nghề công tác xã hội trên địa bàn. Số lượng người dân có nhu cầu trợ giúp xã hội được tiếp cận, thụ hưởng dịch vụ công tác xã hội còn ít.

Minh Tâm

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nang-cao-nhan-thuc-cua-cong-dong-ve-cong-tac-xa-hoi-180277.html

In bài viết