ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên mức 7,5% năm 2022

10:55 | 14/12/2022

Chuyên gia ADB đánh giá, mặc dù nền kinh tế Việt Nam đang vận hành tốt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có nhiều bất ổn, nhưng rủi ro đối với triển vọng kinh tế ngày càng gia tăng.
Quảng bá vẻ đẹp của Đà Nẵng qua hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Đà Nẵng 2022 Quảng bá vẻ đẹp của Đà Nẵng qua hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Đà Nẵng 2022
Diễn ra từ ngày 9-11/12, Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Đà Nẵng 2022 do Hiệp hội Du lịch Việt Nam phối hợp với Sở Du lịch Đà Nẵng đã thu hút khoảng hơn 2.000 doanh nghiệp và trên 30.000 lượt khách Việt Nam và quốc tế tham gia. Đây là cơ hội quảng bá nét đẹp về mảnh đất, con người và những thành tựu kinh tế, xã hội của thành phố Đà Nẵng đến du khách trong và ngoài nước.
Ba yếu tố giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định Ba yếu tố giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định
Theo trang mạng vietnam-briefing.com, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, môi trường thương mại và mức lương cạnh tranh là 3 yếu tố chính giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định.
ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên mức 7,5% năm 2022 | Kinh doanh | Vietnam+ (VietnamPlus)
Ảnh minh họa (Ảnh: Vietnam+).

Tại báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2022 do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 14/12, ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên mức 7,5% trong năm nay (cuối tháng Chín ngân hàng này dự báo 6,5%).

Ngoài ra, ngân hàng này cũng dự báo lạm phát năm 2022 được điều chỉnh xuống còn 3,5%.

Chuyên gia ADB đánh giá, mặc dù nền kinh tế Việt Nam đang vận hành tốt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có nhiều bất ổn, nhưng rủi ro đối với triển vọng kinh tế ngày càng gia tăng.

Cũng theo chuyên gia ADB, tuy thương mại tiếp tục tăng trưởng, các dấu hiệu cho thấy nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang sụt giảm. Vì vậy, ngân hàng này dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2023 được điều chỉnh xuống còn 6,3% do các đối tác thương mại lớn suy yếu.

Tại báo cáo ADO, ADB đã hạ thấp dự báo tăng trưởng kinh tế đối với khu vực châu Á đang phát triển và Thái Bình Dương trong bối cảnh triển vọng toàn cầu đang xấu đi. Nền kinh tế khu vực sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm nay và 4,6% vào năm sau. Tháng Chín vừa qua, ADB đã dự báo nền kinh tế khu vực này dự kiến tăng trưởng 4,3% cho năm 2022 và 4,9% vào năm sau.

Việc thắt chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu và trong khu vực, cuộc xung đột kéo dài giữa Nga-Ukraine và các đợt phong tỏa tái diễn ở Trung Quốc đang làm chậm quá trình phục hồi của châu Á đang phát triển sau đại dịch COVID-19. Các hạn chế theo cách tiếp cận “không COVID,” cùng với thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, đã một lần nữa khiến triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc bị hạ thấp.

ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên mức 7,5% năm 2022 | Kinh doanh | Vietnam+ (VietnamPlus)
ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên mức 7,5% trong năm 2022.

Ông Albert Park - chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB nhận định: “Châu Á và Thái Bình Dương sẽ tiếp tục phục hồi, nhưng các điều kiện toàn cầu đang xấu đi có nghĩa là đà phục hồi sẽ chững lại khi chúng ta bước sang năm mới. Các chính phủ sẽ cần hợp tác chặt chẽ hơn để vượt qua những thách thức kéo dài của COVID-19, chống lại tác động của giá lương thực và năng lượng cao - đặc biệt là đối với người nghèo và người dễ bị tổn thương - và bảo đảm sự phục hồi kinh tế toàn diện và bao trùm.”

Bên cạnh đó, ADB cũng đã hạ dự báo lạm phát ở châu Á đang phát triển và Thái Bình Dương từ 4,5% xuống còn 4,4% trong năm nay. Tuy nhiên, ngân hàng đã nâng dự báo cho năm sau từ 4,0% lên 4,2%, do áp lực lạm phát kéo dài từ giá năng lượng và thực phẩm.

Nền kinh tế của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng trưởng 3,0% trong năm nay, so với dự báo trước đó là 3,3%. Dự báo cho năm sau giảm từ 4,5% xuống còn 4,3% do suy thoái toàn cầu. Dự báo tăng trưởng GDP của Ấn Độ được duy trì ở mức 7,0% trong năm tài khóa này và 7,2% trong năm tài khóa tiếp theo.

Ngay cả với các mức dự báo bị hạ thấp này, châu Á đang phát triển vẫn sẽ làm tốt hơn các khu vực khác trên toàn cầu, cả về tăng trưởng và lạm phát. Dự báo tăng trưởng của ADB cho Đông Nam Á trong năm nay đã được nâng từ mức 5,1% lên 5,5%, trong bối cảnh tiêu dùng và du lịch phục hồi mạnh mẽ ở Malaysia, Philippine, Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, dự báo cho năm tới giảm từ 5% xuống còn 4,7% do nhu cầu toàn cầu suy yếu.

Dự báo tăng trưởng cho vùng Trung Á và Caucasus trong năm nay đã được nâng từ 3,9% lên 4,8%, trong khi dự báo cho Thái Bình Dương được nâng từ 4,7% lên 5,3%, do sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch ở Phigi.

ADO được phát hành vào tháng 4 hàng năm, với bản cập nhật vào tháng 9 và các ấn bản bổ sung tóm tắt được công bố định kỳ vào tháng 7 và tháng 12. Châu Á đang phát triển là nói tới 46 quốc gia thành viên đang phát triển của ADB.

ADB cam kết đạt tới một khu vực châu Á và Thái Bình Dương thịnh vượng, đồng đều, thích ứng và bền vững, trong khi duy trì nỗ lực xóa nghèo cùng cực. Được thành lập năm 1966, ADB thuộc sở hữu của 68 thành viên, trong đó có 49 thành viên trong khu vực.

Chủ tịch Dragon Capital: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhờ sự ổn định và hội nhập Chủ tịch Dragon Capital: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhờ sự ổn định và hội nhập
Tổng Giám đốc IMF: Việt Nam là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế Tổng Giám đốc IMF: Việt Nam là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế

Theo Thúy Hà (Vietnam+)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/adb-nang-du-bao-tang-truong-kinh-te-cua-viet-nam-len-muc-75-nam-2022-179883.html

In bài viết