Thái Nguyên: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư nước ngoài

08:07 | 20/11/2022

Từ việc nhìn rõ những thế mạnh và hạn chế của mình, tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung đẩy mạnh thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án về phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó, kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục tăng trưởng, môi trường đầu tư tốt, là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Thái Nguyên chuẩn bị sẵn sàng cho Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ II Thái Nguyên chuẩn bị sẵn sàng cho Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ II
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Đại Từ (Thái Nguyên) Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Đại Từ (Thái Nguyên)

Chuyển đổi số và cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ 2020-2025. Nên ngay từ đầu nhiệm kỳ, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành các chỉ thị, quyết định, kế hoạch và nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành về công tác CCHC. Đặc biệt, địa phương đã đề ra các mục tiêu, lộ trình, giải pháp thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính theo yêu cầu của Chính phủ.

Nhờ vậy, đến nay tỉnh Thái Nguyên đã cung cấp 100% thủ tục hành chính (TTHC) cấp độ 4 trên cổng dịch vụ công của tỉnh. Tích hợp và cung cấp 1.036 dịch vụ công trực tuyến để phục vụ người dân và doanh nghiệp. Hệ thống quản lý văn bản đi đến và điều hành được vận hành ổn định.

Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâm, sâu sát, đồng hành với nhà đầu tư.
Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâm, sâu sát, đồng hành với nhà đầu tư.

Từ đầu năm đến nay, hệ thống nhận/gửi trên 930.000 văn bản điện tử giữa 1.886 đơn vị, ước tính tiết kiệm khoảng 3,8 tỷ đồng so với gửi qua đường bưu điện. Đồng thời, nâng cấp, bổ sung phiên bản di động (mobile) đảm bảo thuận lợi trong công tác chỉ đạo, điều hành được thông suốt và không phụ thuộc vào vị trí địa lý (có kết nối mạng là thực hiện được công tác điều hành).

Bên cạnh đó, Thái Nguyên đã triển khai phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ 5 nhóm tiện ích gồm: Nhóm tiện ích giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Nhóm tiện ích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Phục vụ phát triển công dân số; Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; Phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.

Các dịch vụ công trực tuyến theo lộ trình Đề án 06 (Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030) đang được các sở, ngành trong tỉnh tích cực triển khai, trong đó lực lượng Công an đã hoàn thành 11/11 dịch vụ công trực tuyến theo đề án.

Về vấn đề này, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải cho biết, tỉnh đã chủ động trong chuyển đổi số để tạo đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Là địa phương đầu tiên trong cả nước có Ngày Chuyển đổi số (ngày 31/12 hằng năm).

Thực hiện chuyển đổi số được coi là “chìa khóa” giúp địa phương đi tắt, đón đầu, nắm bắt thời cơ, thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, nhằm đưa tỉnh trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, phấn đấu đến năm 2025 thuộc nhóm 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.

Qua đó, tạo tiền đề đến năm 2030 thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số. Tỉnh đề ra 37 nhiệm vụ ở cả 3 trụ cột chính, trong đó 8 nhiệm vụ phát triển xã hội số; 11 nhiệm vụ phát triển kinh tế số; 13 nhiệm vụ xây dựng chính quyền số và 5 nhiệm vụ xây dựng hạ tầng đô thị thông minh…

Đến điểm sáng trong thu hút đầu tư

Nghị quyết Ðại hội đại biểu Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ 20, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định một trong 5 định hướng lớn của nhiệm kỳ là “ưu tiên đầu tư giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất thu hút các nhà đầu tư; Phát triển hạ tầng giao thông và khu công nghiệp gắn kết với sự phát triển của Vùng Thủ đô Hà Nội”. Tỉnh cũng đề ra nhiệm vụ, giải pháp đổi mới công tác xúc tiến đầu tư, đa dạng các hình thức thu hút đầu tư, ưu tiên chọn các dự án có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, các nhà đầu tư có tiềm lực và chiến lược đầu tư dài hạn, tạo sự lan tỏa.

Nên Thái Nguyên luôn là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài.
Nên Thái Nguyên luôn là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài.

Ðể Nghị quyết đi vào cuộc sống, tỉnh đã tập trung hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại. Trong đó, ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng khu vực phía Nam của tỉnh, hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, đặc biệt là hạ tầng giao thông mang tính liên kết vùng; Hoạch định chính sách thu hút các nhà đầu tư có năng lực tạo dựng nền kinh tế xanh với các sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao.

Đồng thời, tập trung xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện, môi trường đầu tư để phát triển kinh tế tư nhân, công nghệ cao; Khuyến khích hình thành những cụm ngành, cụm sản xuất có sự tương quan trong cùng lĩnh vực làm cơ sở kết nối chuỗi sản xuất, chuỗi sản phẩm, chuỗi giá trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp…

Trong 9 tháng năm 2022 Thái Nguyên tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài nhờ những lợi thế sẵn có cùng sự cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, hạ tầng giao thông thuận lợi, hạ tầng khu công nghiệp được đầu tư bài bản...

Tính đến trung tuần tháng 9 vừa qua, toàn tỉnh cấp mới 12 giấy chứng nhận cho 05 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 320 triệu USD; Điều chỉnh tăng vốn cho 14 lượt dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký thêm là 1.209,2 triệu USD.

Lũy kế đến ngày 12/9/2022, trên địa bàn tỉnh có 172 dự án cón hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 10,3 tỷ USD (đương đương khoảng 237,3 nghìn tỷ đồng). Như vậy, trong 9 tháng năm 2022 tỉnh Thái Nguyên tiếp tục là điểm sáng trong thu hút vốn FDI khi tổng số vốn FDI bổ sung vào nền kinh tế là trên 1,5 tỷ USD (tương đương khoảng 35 nghìn tỷ đồng).

Quan tâm giúp đỡ lưu học sinh - Quan tâm giúp đỡ lưu học sinh - "đại sứ" giữ gìn và phát triển quan hệ đặc biệt Việt-Lào
Đây là đề nghị của đại diện Trung ương Hội hữu nghị hai nước Việt Nam và Lào tại buổi làm việc với lãnh đạo trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
Thái Nguyên: Vùng đất “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” Thái Nguyên: Vùng đất “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”
Trong phát triển kinh tế giai đoạn 2020-2025, tỉnh Thái Nguyên từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, cạnh tranh của tỉnh, phát huy thế mạnh của từng địa phương trong tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, phát huy các tiềm năng, lợi thế, như: Vị trí địa lý; hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại; cơ chế ưu đãi đầu tư hấp dẫn; chính quyền năng động, thân thiện và luôn đồng hành cùng doanh nghiệp…

Tùng Lâm

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/thai-nguyen-diem-den-hap-dan-cua-nha-dau-tu-nuoc-ngoai-179329.html

In bài viết