World Cup 2022: “Trận đấu” giữa bóng đá và chính trị

08:44 | 24/11/2022

World Cup 2022 đã khai mạc nhưng những vấn đề về xung đột Nga - Ucraina, chính trị, tham nhũng, người nhập cư, kỳ thị người người đồng tính… vẫn còn tiếp diễn. Tranh cãi ranh giới giữa bóng đá và chính trị “ai đúng, ai sai” chưa đến hồi kết, nhưng người hâm mộ nói riêng, thế giới nói chung đang bị ảnh hưởng bởi những sự kiện vốn không của chính trị.
Ngoại giao gấu trúc giúp Trung Quốc Ngoại giao gấu trúc giúp Trung Quốc "ẵm" nhiều dự án đồ sộ tại World Cup 2022 ở quốc gia dầu mỏ Qatar
Đại sứ các nước ASEAN tại Iran làm việc với Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách chính trị Ali Bagheri Kani Đại sứ các nước ASEAN tại Iran làm việc với Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách chính trị Ali Bagheri Kani

Tranh cãi Qatar đăng cai World Cup

Gần đây, chúng ta nghe nhiều về các quyết định trong bóng đá bị dẫn dắt bởi các tham vọng và ý đồ chính trị; bóng đá ngày càng bộc lộ rõ bản chất hai mặt, phía sau World Cup vẫn là những bất công và phi lý. Tổng thống Pháp nói rằng World Cup 2022 không nên là một diễn đàn để nêu ra các quan ngại chính trị. Người Mỹ không xem bóng đá là môn thể thao hàng đầu, nhưng họ bị coi là dùng bóng đá như một công cụ, một quyền lực mềm để tiếp tục can thiệp và các nước khác.

Xoay quanh chuyện Qatar giành quyền đăng cai World Cup 2022, dư luận có rất nhiều bê bối, tham nhũng, hối lộ, mua chuộc... Trước khi khai mạc, cựu Chủ tịch FIFA Sepp Blatter - người từng ủng hộ Qatar giành quyền đăng cai World Cup 2022 lại tuyên bố: “Giao Qatar đăng cai World Cup là sai lầm”.

Blatter tuyên bố “Qatar quá nhỏ, World Cup quá lớn với họ”. Blatter còn tiết lộ, Chủ tịch UEFA Platini, khi đó, được mời đến Điện Elysee ăn trưa với thái tử Qatar. Họ đề nghị với là Platini tìm cách tác động để Qatar giành quyền đăng cai; 6 tháng sau, Qatar mua các máy bay chiến đấu của Pháp sản xuất với tổng trị giá 14,6 tỷ USD. Blatter và Platini đã bị mất chức vì những cáo buộc nhận hối lộ, nhưng nếu các cáo buộc hối lộ đã được chứng minh, thì tại sao FIFA không tước quyền đăng cai của họ?

Sân Al Bayt tại Al Khor sẽ tổ chức lễ khai mạc World Cup 2022 (Ảnh: AFP).
Sân Al Bayt tại Al Khor nơi tổ chức lễ khai mạc và một số trận đấu trong World Cup 2022 (Ảnh: AFP).

Ngoài ra, Qatar còn bị chỉ trích vì quan điểm về kỳ thị người đồng tính, hồ sơ nhân quyền và cách đối xử với lao động nhập cư. Báo Anh Guardian cho biết 6.500 công nhân nhập cư từ Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Bangladesh và Srilanka đã chết ở Qatar trong xây dựng hạ tầng kể từ khi nước này được quyền đăng cai World Cup. Vì vậy, huấn luyện viên Maurizio Sarri người Ý phát biểu: “World Cup 2022 là sự sỉ nhục, xúc phạm bóng đá. Giải đấu này làm giàu cho các ông chủ Trung Đông…”.

Mặt khác, World Cup tổ chức ở Qatar đắt tiền nhất lên đến 220 tỷ USD, bao gồm chi phí xây mới các sân bóng, nâng cấp giao thông, sân bay, khách sạn… Hơn rất nhiều so với nước chủ nhà Đức tổ chức giải đấu năm 2006 chỉ phải chi 4,3 tỷ USD, nhưng sau World Cup các công trình này ít được sử dụng, vì Qatar chỉ có khoảng 3 triệu dân với 400 cầu thủ chuyên nghiệp nên không cần nhiều sân bóng.

Lo ngại một World Cup “không hết mình”

Để tránh cái nóng gay gắt của mùa hè tại Qatar, buộc FIFA lại phải dời World Cup 2022 về cuối năm, nhưng nhiệt độ trong thời gian này ở quốc gia Trung Đông này vẫn làm khó các cầu thủ, nước chủ nhà phải làm mát sân vận động.

Về vấn đề tranh cãi nhất là thời điểm World Cup 2022 diễn ra vào giữa mùa giải cấp câu lạc bộ (CLB). Điều đó làm xáo trộn hệ thống bóng đá châu Âu và tồn tại nỗi lo của các cầu thủ sẽ không đủ lực chơi ở các đội tuyển quốc gia sau nửa mùa giải cày ải hết mình vì CLB.

Chỉ 7 ngày trước khi khai mạc World Cup, các đội bóng trên thế giới mới “nhả” cho các cầu thủ trở lại đội tuyển quốc gia. Trong khi đó, khả năng cơ thể của cầu thủ thời gian tối ưu phải là 14 ngày. Mặt khác, 1 tuần hội quân trước giải đấu cho toàn đội là rất ngắn để chuẩn bị kế hoạch dinh dưỡng.

Một số cầu thủ sẽ cần các bài tập chức năng và hồi phục vì chấn thương nhẹ gặp phải ở CLB. Các huấn luyện viên và bác sĩ đội bóng sẽ mất khá nhiều thời gian để điều chỉnh các vấn đề thể lực và sức khỏe của từng cầu thủ vì họ vốn không theo sát cầu thủ như ở CLB. Nhiều huấn luyện viên và các tổ chức dữ liệu thể thao đều cảnh báo các cầu thủ sẽ kiệt sức, nguy cơ chấn thương tăng cao và nhiều vấn đề tâm lý sẽ phát sinh sau giải đấu.

Wolrd Cup vẫn không thể thiếu của mọi người

Nhưng bất chấp bao nhiêu chỉ trích, tranh cãi giữa bóng đá và chính trị, trái bóng vẫn cứ lăn, tín đồ túc cầu giáo vẫn mê say. Khi bóng lăn, người ta ngay lập tức tạm quên đi cuộc xung đột Ucraina - Nga. Vì vậy, bóng đá thế giới, World Cup 2022 vẫn là tài sản tinh thần không thể thiếu của mọi người, là cảm xúc thiêng liêng của sân cỏ.

Trong trận đấu mở màn giữa Qatar - Ecuador và các trận đấu Anh - Iran, Senegal - Hà Lan Mỹ - Wales vừa qua, công nghệ mà nước chủ nhà Qatar là hệ thống hỗ trợ trọng tài, với phiên bản nâng cao của VAR là công nghệ việt vị bán tự động. Công nghệ gồm 12 camera bao quanh sân đấu có thể thu thập được tối đa 29 điểm dữ liệu về mỗi cầu thủ. Bộ phận này đã chính xác khi bắt việt vị tiền đạo Enner Valencia của Ecuador. Ngoài ra, quả bóng Al Rihla với lớp da mới đã tăng cường tốc độ và chuyển hướng dễ dàng và bộ phận cảm biến bên trong ghi nhận được trình chiếu ngay trên sân vận động, giúp khán giả ngoài tận hưởng cảm giác sôi động của sân bóng.

Lần đầu tiên trong lịch sử World Cup, có trọng tài nữ tham gia điều hành các trận đấu của nam. Sự kiện này có ý nghĩa rất lớn khi World Cup 2022 diễn ra ở Qatar, một quốc gia Hồi giáo. Ở Việt Nam, đài truyền hình cũng tổ chức tuyển chọn các cô gái xinh đẹp đồng hành cùng các trận đấu. Người hâm mộ vừa được xem bóng đá vừa được “ngắm “ người đẹp. Nhưng những “hot girl” xuất hiện trong các buổi bình luận trực tiếp cần phải yêu thích và hiểu bóng đá nhiều hơn nữa, tránh để người hâm mộ định kiến với những thứ “ăn theo” tình yêu bóng đá, làm giảm sự trân trọng của họ. Chúng ta đang có nhiều nữ cầu thủ, nữ nhà báo thể thao xinh đẹp, nếu mời họ tới bình luận, thì người hâm mộ sẽ có một bữa tiệc bóng đá thực sự…

Sẽ tiếp tục vun đắp quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào Sẽ tiếp tục vun đắp quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào
Mới đây, đoàn công tác của Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào do đồng chí Khăm lạ Kẹo ùn Khăm, Phó Giám đốc Học viện đã đến thăm tỉnh Thái Nguyên.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào tiếp Đoàn đại biểu cán bộ chính trị cấp cao Quân đội Nhân dân Việt Nam Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào tiếp Đoàn đại biểu cán bộ chính trị cấp cao Quân đội Nhân dân Việt Nam
Thực hiện kế hoạch hợp tác giữa Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Lào năm 2022, Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam dẫn đầu Đoàn đại biểu cán bộ chính trị cấp cao QĐND Việt Nam thăm chính thức Lào từ ngày 17 - 19/11.

Nhật Hà

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/world-cup-2022-tran-dau-giua-bong-da-va-chinh-tri-178929.html

In bài viết