Đại học Hamburg của Đức tổ chức hội thảo quốc tế về Biển Đông

07:02 | 20/11/2022

Các chuyên gia tham dự hội thảo đều khẳng định UNCLOS và phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài PCA là những cơ sở pháp lý vững chắc và quan trọng nhất cho việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14: Hòa bình là điều kiện tiên quyết Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14: Hòa bình là điều kiện tiên quyết
Sáng ngày 16/11/2022, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 do Học viện Ngoại giao, phối hợp tổ chức cùng các đối tác đồng bảo trợ trong và ngoài nước, đã khai mạc tại Đà Nẵng với chủ đề “Biển Hòa Bình – Phục hồi bền vững”.
Tăng cường phát triển hợp tác kinh tế biển xanh và hợp tác trên biển Đông Tăng cường phát triển hợp tác kinh tế biển xanh và hợp tác trên biển Đông
Trong hai ngày 16-17/11/2022, Học viện Ngoại giao đã tổ chức các Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 về chủ đề “Biển hoà bình – Phục hồi bền vững”.

Dai hoc Hamburg cua Duc to chuc hoi thao quoc te ve Bien Dong hinh anh 1
Tiến sỹ Eve Wilden, Viện trưởng Viện Á-Phi, Đại học Hamburg phát biểu khai mạc hội thảo.

Ngày 18/11, Viện Á-Phi thuộc Đại học Hamburg (Đức) đã tổ chức hội thảo quốc tế về các chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và vấn đề Biển Đông.

Hội thảo được tổ chức theo hình thức kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến cho thấy những tranh chấp trên Biển Đông tiếp tục thu hút được sự quan tâm lớn của giới chuyên gia và dư luận quốc tế.

Với chủ đề "Các chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và Biển Đông - Quan điểm từ khu vực," hội thảo thu hút sự tham dự và thảo luận của các chuyên gia, nhà nghiên cứu từ nhiều quốc gia trên thế giới như Đức, Pháp, Australia, Nhật Bản.

Hội thảo đã phân tích và đưa ra nhiều nhận định, đánh giá về tình hình chính trị, an ninh khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong đó trọng tâm là khu vực Biển Đông; đồng thời đề xuất nhiều giải pháp giải quyết xung đột trong khu vực.

Giáo sư, tiến sỹ Thomas Engelbert - chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông tại Đại học Hamburg và tiến sỹ Gerhard Will, nguyên chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông tại Viện Khoa học và Chính trị Đức (SWP), đồng chủ trì hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, tiến sỹ Eve Wilden - Viện trưởng Viện Á-Phi, Đại học Hamburg, đánh giá khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương chiếm hơn một nửa dân số thế giới, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nhiều tuyến đường biển quan trọng, có ý nghĩa hết sức to lớn đối với thương mại toàn cầu và ngày càng trở thành khu vực quan trọng trong việc định hình trật tự thế giới thế kỷ 21.

Nhận thức được tầm quan trọng của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, những năm qua nhiều cường quốc trên thế giới, trong đó có Liên minh châu Âu (EU) và nước Đức, đã ban hành các chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của riêng mình, đồng thời tăng cường hợp tác và hiện diện trong khu vực.

Tuy nhiên, những xung đột và tranh chấp dai dẳng, đặc biệt là tranh chấp trên Biển Đông, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bất ổn và không dễ giải quyết.

Với sự tham gia của các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu thế giới, hội thảo sẽ thảo luận và đề xuất các biện pháp góp phần giải quyết xung đột, bảo vệ an ninh, hòa bình và ổn định trong khu vực.

Trong bài phát biểu của mình, giáo sư, tiến sỹ Thomas Engelbert nhận định các chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đều cho thấy quan điểm, tầm nhìn và các chính sách lớn của các quốc gia đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương - một khu vực phát triển rất năng động những cũng chứa đựng không ít mâu thuẫn, tranh chấp.

Riêng tại khu vực Biển Đông, thời gian qua tình hình tiếp tục có nhiều phức tạp. Những vi phạm luật pháp quốc tế vẫn tiếp diễn, quá trình quân sự hóa Biển Đông được đẩy nhanh hơn, nguy cơ đụng độ quân sự trực tiếp trên biển luôn tiềm ẩn.

Trong khi đó, quá trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc tiếp tục kéo dài và chưa có nhiều đột phá, quan điểm của các bên tham gia đàm phán COC còn khá xa nhau, lòng tin chiến lược giữa các bên chưa được thúc đẩy.

Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với những thách thức chính trị, an ninh gay gắt như hiện nay, giáo sư Engelbert cho rằng các quốc gia trong khu vực Biển Đông cần kiềm chế hành động, tôn trọng luật pháp quốc tế, nỗ lực cùng nhau giải quyết xung đột thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), đẩy nhanh quá trình đàm phán COC.

Các chuyên gia tham dự hội thảo đều khẳng định UNCLOS và phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài PCA là những cơ sở pháp lý vững chắc nhất và quan trọng nhất cho việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.

Dai hoc Hamburg cua Duc to chuc hoi thao quoc te ve Bien Dong hinh anh 2
Giáo sư, tiến sỹ Thomas Engelbert phát biểu tại hội thảo.

Các hành vi đơn phương vi phạm luật pháp quốc tế, gây hấn, sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với các quốc gia khác là không thể chấp nhận được.

Theo các chuyên gia, chỉ có tích cực đàm phán trên cơ sở luật pháp quốc tế và sự tôn trọng lẫn nhau, tính đến lợi ích hài hòa giữa các bên, đồng thời thúc đẩy niềm tin và tăng cường hợp tác hướng tới tương lai lâu dài, mới là biện pháp tối ưu nhất trong giải quyết xung đột, bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực cũng như trên thế giới.

Phát biểu kết luận hội thảo, tiến sỹ Gerhard Will đánh giá những diễn biến thời gian qua cho thấy các cấu trúc quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị và an ninh, đang thay đổi nhanh chóng. Các cấu trúc cũ đang mất đi ý nghĩa và vai trò trước đây của chúng, trong khi các cấu trúc mới đang dần hình thành.

Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ngày càng thể hiện tầm quan trọng và được cả thế giới quan tâm nhiều hơn, một loạt các chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương lần lượt được ban hành trong những năm gần đây cho thấy rõ điều đó.

Trong khu vực này, một trong những xung đột trọng tâm là tranh chấp trên Biển Đông. Việc tôn trọng luật pháp quốc tế, nỗ lực giải quyết hòa bình các tranh chấp này không chỉ có ý nghĩa đối với khu vực mà còn với cả thế giới.

Chia sẻ với phóng viên về hội thảo nêu trên, giáo sư, tiến sỹ Hans-Peter Rodenberg, Đại học Hamburg cho rằng hội thảo có ý nghĩa quan trọng, bởi việc tổ chức hội thảo một lần nữa cho thấy châu Âu cũng như thế giới rất quan tâm tới khu vực Đông Nam Á và Đông Á.

Hội thảo là dịp để xem lại những gì đã và đang xảy ra trong khu vực, xét cả về mặt chính trị lẫn kinh tế, vì lợi ích chung của các bên.

Trong khi đó, theo giáo sư Engelbert, hội thảo là dịp để các chuyên gia thảo luận về các vấn đề hiện tại ở Biển Đông trong bối cảnh các chiến lược ở châu Á-Thái Bình Dương hay Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, quan điểm của mỗi nước cũng như làm rõ các xung đột tiềm tàng ở Biển Đông.

Về việc đàm phán COC, theo giáo sư Engelbert, quá trình đàm phán đang diễn ra và nhiều vấn đề đã và đang được xử lý hoặc có hướng giải pháp. Tuy nhiên, khúc mắc là có bên bên chưa sẵn sàng công nhận UNCLOS như một phần của COC cũng như các các cơ chế giải quyết xung đột mà UNCLOS đề cập.

Ngoài ra, cơ chế giải quyết tranh chấp, kể cả khi xảy ra tranh chấp bằng vũ lực, cũng chưa đạt được thống nhất chung thay cho cho giải quyết song phương.

Đồng quan điểm này, tiến sỹ Will cho rằng các xung đột và căng thẳng trên thế giới khiến vấn đề Biển Đông chìm xuống thời gian qua, dù không có sự cố lớn nào xảy ra ở Biển Đông.

Dai hoc Hamburg cua Duc to chuc hoi thao quoc te ve Bien Dong hinh anh 3
Tiến sỹ Gerhard Will phát biểu tại hội thảo.

Theo ông, DOC từ khi ra đời trở thành cơ sở để giải quyết các xung đột, tránh được leo thang thành bạo lực trong thời gian gần đây, nhưng tình hình vẫn rất mong manh.

Về việc đàm phán COC, Tiến sĩ Will đánh giá cao việc các bên tiếp tục thúc đẩy quá trình đàm phán, song theo ông, điều quan trọng không chỉ nhìn vào quá trình đàm phán mà cần phải xem xét những gì đã và đang diễn ra trong thực địa.

Ông để ngỏ khả năng đi tới một thỏa thuận chung, đồng thời nhấn mạnh một thỏa thuận như vậy cần mang tính ràng buộc trong việc thực thi vì quyền lợi của tất cả các bên liên quan.

Đánh giá về vai trò của UNCLOS, tiến sỹ Will cho cho rằng UNCLOS năm 1982 có tầm quan trọng rất lớn, quy định rõ mọi giải pháp lâu dài và bền vững phải diễn ra trên cơ sở công ước này.

Việc thực thi những nội dung được ghi trong UNCLOS đã được nêu rõ và các bên liên quan cần tôn trọng và tuân thủ công ước, nhấn mạnh rằng UNCLOS phải là cơ sở cho mọi giải pháp ở Biển Đông.

Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14: Hòa bình là điều kiện tiên quyết Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14: Hòa bình là điều kiện tiên quyết
Sáng ngày 16/11/2022, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 do Học viện Ngoại giao, phối hợp tổ chức cùng các đối tác đồng bảo trợ trong và ngoài nước, đã khai mạc tại Đà Nẵng với chủ đề “Biển Hòa Bình – Phục hồi bền vững”.
Việt Nam là địa điểm ý nghĩa để tổ chức Đại hội Hội đồng hòa bình thế giới Việt Nam là địa điểm ý nghĩa để tổ chức Đại hội Hội đồng hòa bình thế giới
Ông Fernando Gonzalez Llort - Đại biểu quốc hội, Anh hùng Cộng hòa Cuba, Chủ tịch Viện Cuba Hữu nghị với các dân tộc (ICAP) phát biểu như vậy tại cuộc gặp Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) ngày 19/11 nhân chuyến sang Việt Nam tham dự Đại hội 22 Hội đồng Hòa bình thế giới.

Theo TTXVN

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/dai-hoc-hamburg-cua-duc-to-chuc-hoi-thao-quoc-te-ve-bien-dong-178744.html

In bài viết