Gặt hái gì từ “mùa cấp cao” châu Á?

06:00 | 18/11/2022

Sau 2 năm phải chuyển sang họp trực tuyến do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, châu Á đang “được mùa cấp cao” khi các hội nghị với sự tham gia của các nhà lãnh đạo khắp nơi trên thế giới trong liên tiếp các sự kiện lớn thu hút sự quan tâm, chú ý sâu sắc trên toàn cầu.
Xem gì mùa Halloween: Những bộ phim hài hước, nhân văn không thể bỏ qua Xem gì mùa Halloween: Những bộ phim hài hước, nhân văn không thể bỏ qua
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 17 Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 17

Có thể do sự trùng hợp nên các sự kiện quốc tế lớn trong năm 2022 gồm Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các hội nghị liên quan (từ ngày 10 đến 13/11) tại Campuchia, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20, trong 2 ngày 15 và 16/11) ở Indonesia và Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC, từ 18 đến 19/11) tại Thái Lan nối tiếp nhau diễn ra tại châu Á, chính xác hơn là Đông Nam Á. Sau thời gian khá dài “trầm lắng” thiếu vắng các sự kiện quốc tế lớn diễn ra trực tiếp do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, châu Á lại trở lên sôi động, nổi bật với cả những vấn đề khu vực và toàn cầu được bàn thảo, quyết định cũng như sự hiện diện của các nhà lãnh đạo như Tổng thống Mỹ Joe Biden; Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình…

Quang cảnh bên ngoài Trung tâm Hội nghị quốc gia Queen Sirikit, địa điểm tổ chức Hội nghị Cấp cao APEC, tại Bangkok, Thái Lan, ngày 2/11/2022 (Ảnh: AFP/TTXVN).
Quang cảnh bên ngoài Trung tâm Hội nghị quốc gia Queen Sirikit, địa điểm tổ chức Hội nghị Cấp cao APEC, tại Bangkok, Thái Lan, ngày 2/11/2022 (Ảnh: AFP/TTXVN).

Có quy mô, tầm mức và nội dung, mối quan tâm cốt lõi khác nhau, song các sự kiện quốc tế lớn diễn ra trong “mùa cấp cao” châu Á năm 2022 cũng có những tương đồng. Đó là trao đổi, tìm giải pháp, cách thức xử lý những vấn đề nóng, bất đồng trong các mối quan hệ hợp tác song phương, đa phương ở khu cực cũng như trên bình diện toàn cầu.

Ngoài trừ Hội nghị Cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan có các chủ đề bàn thảo khá đa dạng từ kinh tế, chính trị cho tới các vấn đề an ninh, Hội nghị thượng đỉnh G20 và Hội nghị cấp cao APEC thoạt nhìn có thể thấy tập trung vào lĩnh vực kinh tế. Song thực tế, những vấn đề chính trị và an ninh cũng là những nội dung rất được chú ý, quan tâm trong chương trình nghị sự của các sự kiện nay cũng như các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc song phương bên lề của các nhà lãnh đạo tham dự.

Các sự kiện trong “mùa cấp cao” châu Á diễn ra khi thế giới và khu vực đứng trước những thách thức, bất ổn và khủng hoảng sâu sắc. Trong đó có cả những thách an ninh truyền thống như xung đột quân sự Nga giữa Ukraine, tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, ở Biển Đông, Myanmar… cũng như những thách thức an ninh phi truyền thống như đại dịch Covid-19, khủng hoảng năng lượng, lượng thực, biến đối khí hậu.

Trong khi đó, nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu cùng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu cũng tiềm ẩn những mối đe dọa tới ổn định xã hội, thậm chí là ổn định an ninh, chính trị tại không ít quốc gia, khu vực.

Tất cả những thách thức, nguy cơ cùng những vấn đề cùng quan tâm đều được đặt ra trên bàn nghị sự của các nhà lãnh đạo khu vực và thế giới tham dự “mùa cấp cao” ở châu Á. Cũng có những ý kiến cho rằng với các cuộc gặp vốn “thuần” về kinh tế như G20, APEC sao lại đề cập, bàn thảo tới các vấn đề an ninh, xung đột, thậm chí còn nổi lên như một trong những chương trình nghị sự hàng đầu.

Có thể thấy trong đời sống quốc tế hiện nay, khó có phân định mạch lạc các vấn đề kinh tế không liên quan, ràng buộc tới các vấn đề chính trị hay an ninh. Những mâu thuẫn, bất ổn, khủng hoảng chính trị, xã hội hay an ninh giữa các quốc gia, khu vực và toàn cầu có khi căn nguyên sâu xa từ các vấn đề kinh tế, thương mại hay ngược lại.

Một trong những nguy cơ lớn mà thế giới đang phải đối mặt hiện nay là suy thoái kinh tế toàn cầu, song vấn đề kinh tế này ngoài do đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu có phần rất quan trọng từ khủng hoảng năng lượng và lương thực. Cuộc khủng hoảng “kép” này lại có căn nguyên từ xung đột quân sự Nga - Ukraine. Muốn hóa giải hoàn toàn nguy cơ suy thoái kinh tế mà trực tiếp là hai cuộc khủng hoảng năng lượng và lương thực, cần phải tìm ra lối thoát cho cuộc xung đột quân sự là “điểm nóng” ngay trong lòng châu Á.

Trên bàn chương trình nghị sự làm việc của các nhà lãnh đạo trong “mùa cấp cao” châu Á vì thế cùng với các vấn đề thúc đẩy hợp tác kinh tế, đầu tư rất dễ hiểu thấy những vấn đề như cuộc xung đột ở Ukraine, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, khủng hoảng chính trị tại Myanmar… Có những vấn đề tìm được tiếng nói chung, đưa ra các giải pháp nhưng có những vấn đề, cuộc gặp mà ngay việc nêu ra để cùng trao đổi đã được xem là thành công, góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau.

Gặt hái gì từ “mùa cấp cao” châu Á? Ngoài những hững ký kết, thỏa thuận, cam kết dịp này, không dễ để có câu trả lời, song việc các nhà lãnh đạo hàng đầu của khu vực và thế giới cùng trực tiếp gặp gỡ, trao đổi sâu rộng về các vấn đề, thách thức nóng bỏng hiện nay đã điều hết sức quan trọng sau hơn năm đại dịch. Bởi hiểu biết lẫn nhau luôn được xem là điều quan trọng để đi tới tìm kiếm giải pháp căn cơ sau này.

Prudential thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Google Cloud để triển khai dịch vụ tại Châu Á, Châu Phi Prudential thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Google Cloud để triển khai dịch vụ tại Châu Á, Châu Phi
Tập đoàn Bảo hiểm hàng đầu Prudential plc (Prudential) và Google Cloud vừa thiết lập quan hệ đối tác chiến lược nhằm nâng cao dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tài chính bao trùm cho các cộng đồng trên khắp châu Á và châu Phi.
Cao nguyên Mộc Châu khi mùa đông đến Cao nguyên Mộc Châu khi mùa đông đến
Nằm cách Hà Nội 190 km theo hướng quốc lộ 6, cao nguyên Mộc Châu từ lâu là điểm đến hấp dẫn biết bao người đặc biệt là khi mùa đông đến.

Dương Hà

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/gat-hai-gi-tu-mua-cap-cao-chau-a-178630.html

In bài viết