Đưa văn hóa truyền thống Việt Nam đến gần người Nga

06:49 | 27/10/2022

Ngày 26/10, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN (Viện Hàn lâm Khoa học Nga) tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Việt Nam truyền thống”, thu hút đông đảo học giả, chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về Việt Nam tại Nga tham gia.
Gia Lai lên kế hoạch về truyền thông biển và đại dương đến năm 2030 Gia Lai lên kế hoạch về truyền thông biển và đại dương đến năm 2030
Vừa qua, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 2390/KH-UBND về Chương trình truyền thông biển và đại dương đến năm 2030 theo Quyết định số 729/QĐ-TTg ngày 16/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ.​ Nội dung sẽ tập trung truyền thông chính sách và pháp luật liên quan đến biển, hải đảo (gồm cả luật quốc tế); vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển và đại dương; quyền và lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông; tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; phát triển bền vững kinh tế biển.
Triển lãm “Con đường Inca hùng vĩ” giới thiệu văn hóa Peru đến Việt Nam Triển lãm “Con đường Inca hùng vĩ” giới thiệu văn hóa Peru đến Việt Nam
Tối ngày 21/10, tại Hà Nội, Đại sứ quan Peru phối hợp cùng Thành phố Hà Nội tổ chức Triển lãm “Qhapaq Ñan – Con đường Inca hùng vĩ (The Great Inca Road)” nhân dịp kỷ niệm 28 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Peru - Việt Nam (14/11/1994 - 14/11/2022).
Đưa văn hóa truyền thống Việt Nam đến gần người Nga
Quang cảnh hội thảo (Ảnh: Thanh Thể).

Tại hội thảo, Tiến sĩ khoa học Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác nghiên cứu đặc điểm truyền thống của Việt Nam, trong bối cảnh xã hội hiện đại phát triển nhanh chóng. Hội thảo mang đến cái nhìn chuyên sâu về nét đẹp truyền thống đất nước và con người Việt Nam.

Cũng theo ông Mazyrin, một trong những thành công của hội thảo là thu hút đông đảo sinh viên Nga tham gia, những nhà nghiên cứu Việt Nam tương lai. Các bạn sinh viên bày tỏ mối quan tâm lớn đến lịch sử và văn hóa Việt Nam.

Được tổ chức cả trực tiếp và trực tuyến, hội thảo chia thành ba phiên, thảo luận về ngôn ngữ, văn học, khảo cổ, dân tộc học và lịch sử Việt Nam. Các đại biểu cùng nhau nhìn lại những đóng góp của danh nhân Nguyễn Đình Chiểu với văn hóa thế giới; phân tích yếu tố ẩm thực trong ca dao, tục ngữ Việt Nam; thảo luận về thơ ca thời Lý-Trần, cũng như các đặc điểm về hôn nhân, tôn giáo...

Các bài tham luận cũng xoay quanh hình tượng chim hạc trong văn hóa Việt Nam; tìm hiểu xuất xứ, hình thức của các đồ vật truyền thống; thảo luận về đặc điểm cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài.

Đưa văn hóa truyền thống Việt Nam đến gần người Nga ảnh 1
Hội thảo diễn ra cả trực tiếp và trực tuyến (Ảnh: Thanh Thể).

Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Nga, Giáo sư, Tiến sĩ Elena Tyumeneva (Trung tâm đào tạo ngoại ngữ nâng cao, Bộ Ngoại giao Nga) khẳng định, người dân Nga ngày càng quan tâm Việt Nam, đến con người, văn hóa, lịch sử đấu tranh và xây dựng đất nước Việt Nam hiện đại.

Theo bà Tyumeneva, sau khi các hạn chế Covid-19 được dỡ bỏ, nhiều người Nga mong muốn đến Việt Nam. Họ tìm hiểu văn hóa, lịch sử Việt Nam, học tiếng Việt để có những trải nghiệm tuyệt vời ở “dải đất hình chữ S”.

Trong khuôn khổ hội thảo, nhằm tiếp tục thúc đẩy trao đổi hợp tác giữa Việt Nam và Nga trong lĩnh vực văn hóa, các chuyên gia đề xuất hai nước tăng cường giao lưu nhân dân, tổ chức chung các sự kiện văn hóa. Hai bên cũng cần đẩy mạnh giới thiệu văn hóa sân khấu, điện ảnh, cũng như văn học Việt Nam tại Nga thời gian tới, để người Nga hiểu hơn về Việt Nam.

Gặp gỡ nghệ nhân đam mê văn hóa, kiến trúc truyền thống Khmer Gặp gỡ nghệ nhân đam mê văn hóa, kiến trúc truyền thống Khmer
Giao lưu văn hoá Việt - Nhật: Khám phá một số nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản Giao lưu văn hoá Việt - Nhật: Khám phá một số nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản

Theo Thanh Thể-Xuân Hưng/Báo Nhân Dân

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/dua-van-hoa-truyen-thong-viet-nam-den-gan-nguoi-nga-177482.html

In bài viết