Gặp gỡ nghệ nhân đam mê văn hóa, kiến trúc truyền thống Khmer

07:18 | 11/10/2022

Trong cộng đồng Khmer ở Trà Vinh hiện nay có nhiều nghệ nhân xây dựng công trình chùa có tên tuổi, trong đó có Sơn Sô Phia. Với đôi bàn tay khéo léo và sáng tạo, dù tuổi đời còn trẻ nhưng anh đã thực hiện được hàng chục công trình chánh điện chùa, góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa đặc sắc Khmer Nam Bộ.
Chùa Tà Pạ - Ngôi chùa Khmer trên núi độc đáo ở An Giang Chùa Tà Pạ - Ngôi chùa Khmer trên núi độc đáo ở An Giang
Nằm trên đỉnh núi Tà Pạ - một trong bảy núi của vùng Thất Sơn, An Giang, chùa Tà Pạ mang nét đẹp ấn tượng và kiến trúc độc đáo. Với không khí trong lành, cảnh quan tuyệt đẹp của hồ đá cạnh chùa mang đến sự cổ kính và uy nghiêm.
Cà Mau: Chung tay bảo tồn nghệ thuật nhạc trống lớn dân tộc Khmer Cà Mau: Chung tay bảo tồn nghệ thuật nhạc trống lớn dân tộc Khmer
Trong nền âm nhạc truyền thống của dân tộc Khmer, nghệ thuật nhạc trống lớn trên vùng đất Cà Mau luôn giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của đồng bào. Đây cũng là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia đầu tiên của đồng bào Khmer tại địa phương.

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nhiều đời làm nghề hội họa, điêu khắc, xây chùa ở Khóm 1, Phường 9, TP Trà Vinh. Ông nội anh Sô Phia là nghệ nhân vẽ tranh, cha là nghệ nhân điêu khắc có tên tuổi và đều là nghệ nhân có thể tự thiết kế, xây dựng những công trình kiến trúc theo phong cách truyền thống Khmer.

Được tiếp xúc với nghề từ nhỏ, nên Sô Phia sớm thể hiện được năng khiếu bẩm sinh của mình, đồng thời được cha và ông nội hết mực truyền lại bí kíp nghề. Do vậy mới 16 tuổi đầu Sơn Sô Phia đã thành phục nhiều công đoạn và có thể đảm nhận thực hiện những hạng mục ít phức tạp.

gap go nghe nhan dam me van hoa, kien truc truyen thong khmer hinh anh 1
Tượng Kruda (chim thần trong Phật giáo Nam tông Khmer) và chánh điện chùa Phnô Prel, xã Long Hiệp, huyện Trà Cú do anh Sô Phia xây dựng.

Anh Sô Phia chia sẻ: “Tôi theo cha và ông nội từ nhỏ, cho đến 16-17 tuổi có thể tự làm được một số việc. Và cứ bị cuốn vào nghề, càng ngày càng đam mê, từng khâu từng nét vẽ đều có thể thổi hồn vào. Như việc tạo hình các phù điêu hoa văn, trước hết phải dùng đất sét để nặn tạo mẫu, i hoa văn thì như nhau nhưng người thợ vẫn tạo nên nét riêng biệt. Càng làm càng thấy ứng ý nên làm không biết mệt”.

Không chỉ chăm chỉ, làm theo những gì mà ông cha truyền lại, Sô Phia còn tìm tòi học hỏi những kỹ thuật mới và áp dụng sáng tạo vào tác phẩm, công trình của mình để đạt hiệu quả cao nhất. Nhờ đó, quá trình thi công công trình chùa không chỉ giảm công lao động, rút ngắn thời gian mà còn giúp tiết kiệm đáng kể chi phí xây dựng cho nhà chùa.

gap go nghe nhan dam me van hoa, kien truc truyen thong khmer hinh anh 2
Đắp tượng Phật.

“Thời ông, thời cha thì các dụng cụ, thiết bị làm nghề cũng như tài liệu rất hạn chế nên để hoàn thành một hạng mục công trình mất rất nhiều thời gian. Còn hiện nay việc thi công đã thuận lợi hơn, nhanh hơn, tiết kiệm hơn, nhưng chất lượng vẫn đảm bảo. Bởi vậy tới nay tôi không chỉ thấy mình gìn giữ được nghề truyền thống của gia đình mà còn phát triển cao hơn”, anh nói

44 tuổi, anh Sơn Sô Phia đã có gần 30 năm làm nghề, xây dựng hàng chục công trình kiến trúc quan trọng trong chùa như chánh điện, trai đường, đài Phật …và hàng trăm tác phẩm điêu khắc, hội họa. Các công trình anh nhận trang trí, thiết kế hoa văn gần đây như chùa Thmo Tol (P9, TP Trà Vinh); chánh điện chùa Khnok (xã Song Lộc, huyện Châu Thành), chùa Trốt lếch (xã Đa Lộc, Châu Thành), Chùa Rum Đuôl (Đôn Xuân, Duyên Hải), Đom bong pak (Đôn Xuân, Duyên Hải)…. và một số công trình hoa văn tại các chùa Khmer ở tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng.

gap go nghe nhan dam me van hoa, kien truc truyen thong khmer hinh anh 3
Hoa văn trang trí đài Phật do anh Sô Phia thiết kế.

Không chỉ đam mê, tâm huyết sáng tạo các hoa văn kiến trúc chuyên nghiệp, anh Sơn Sô Phia còn truyền đạt nghề cho nhiều người yêu thích hội họa, đam mê nghệ thuật, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer. Đặc biệt anh Sô Phia đã tạo việc làm ổn định cho 4 lao động có tay nghề và gần chục lao động tùy thời điểm số lượng công trình mà anh được mời xây dựng.

Đại đức Kim Thưa, trụ trì chùa Phnô Prel, xã Long Hiệp, huyện Trà Cú – nơi anh Sô Phia đang xây tượng Phật kích thước gần 20m cho biết: “Ở Trà Vinh cũng có nhiều nghệ nhân có tiếng như nghệ nhân Tư, nghệ nhân Cần… nay đã già hết rồi, không thể đảm đương thi công được nữa. Và sư tìm hiểu biết được có con nối nghiệp đó là anh Phia này. Từ năm 2008 sư bắt đầu xây dựng ngôi chánh điện, sau khi hoàn thành, công trình được nhiều khen ngợi, chi phí cũng hợp lý nên sau này từ trai đường, am cốc, tháp đều mời anh Sô Phia xây cả”.

gap go nghe nhan dam me van hoa, kien truc truyen thong khmer hinh anh 4
Công trình tượng Phật nằm và nhà trưng bày do anh Sơn Sô Phia phụ trách xây dựng.

Tuy đã nổi tiếng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng nghệ nhân Sơn Sô Phia vẫn miệt mài nghiên cứu, tìm tòi học hỏi những kỹ thuật mới để nâng cao tay nghề. Bởi anh luôn ý thức rằng, đối với nghệ thuật nói chung, lĩnh vực xây chùa nói riêng, chỉ dựa vào năng khiếu thôi thì chưa đủ; muốn theo đuổi và gắn bó với nghề bền vững, đòi hỏi phải thật sự đam mê và công phu trong học hỏi và sáng tạo./.

Lãnh đạo Ủy Ban Dân tộc chúc mừng lễ Sene Dolta của đồng bào Khmer tại Bạc Liêu, Sóc Trăng Lãnh đạo Ủy Ban Dân tộc chúc mừng lễ Sene Dolta của đồng bào Khmer tại Bạc Liêu, Sóc Trăng
Nhiều chương trình, chính sách giúp nâng cao đời sống đồng bào dân tộc Khmer Nhiều chương trình, chính sách giúp nâng cao đời sống đồng bào dân tộc Khmer

Theo Sa Oanh/VOV-ĐBSCL

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/gap-go-nghe-nhan-dam-me-van-hoa-kien-truc-truyen-thong-khmer-176695.html

In bài viết