Hương án chùa Keo được công nhận là bảo vật Quốc gia

15:03 | 06/10/2022

Ngày 5/10 (tức ngày 10/9 Âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) đã diễn ra lễ đón bằng công nhận bảo vật quốc gia "Hương án chùa Keo".
Razer Fintech được Deloitte công nhận là công ty tư nhân được quản lý tốt nhất Singapore năm 2022 Razer Fintech được Deloitte công nhận là công ty tư nhân được quản lý tốt nhất Singapore năm 2022
238 bảo vật quốc gia sẽ được đưa lên lịch block 2023 238 bảo vật quốc gia sẽ được đưa lên lịch block 2023

Hương án (hay còn gọi là nhang án, bàn thờ) là đồ dùng thờ cúng, dùng để bát hương và bày đồ thờ nhằm chuyển tải thông điệp, ước vọng của con người tới thần linh.

Hương án tại ngôi cổ tự gần 400 năm tuổi này được tạo tác thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17. Hương án làm bằng gỗ quý được đặt trang trọng trong tòa ống muống (phụ quốc), tiếp giáp với tòa hậu cung của khu thờ Đức Thánh Dương Không Lộ, vị cao tăng thời Lý đã có công xây dựng Nghiêm Quang Tự (tên nôm là chùa Keo) năm 1061.

Chiếc hương án (còn gọi nhang án) được tạo tác thế kỷ 17 đặt trong tòa ống muống chùa Keo Thái Bình, được công nhận bảo vật quốc gia năm 2021.
Chiếc hương án (còn gọi nhang án) được tạo tác thế kỷ 17 đặt trong tòa ống muống chùa Keo Thái Bình, được công nhận bảo vật quốc gia năm 2021 (Ảnh: Báo Nhân dân).

Hương án có kích thước khá lớn, dài 227cm, rộng 156cm và cao 153cm. Trên phần mặt, thân và chân hương án, nghệ nhân xưa dày công tuyệt tác với trình độ hoàn hảo, công phu. Nhiều chi tiết chạm khắc phức tạp, tỉ mỉ nhưng hài hòa, đối xứng, thể hiện sự tuân thủ nghiêm cẩn đề tài thiết kế của nghệ nhân điêu khắc gỗ.

Ông Đỗ Quốc Tuấn - giám đốc Bảo tàng tỉnh Thái Bình - cho biết có ba điều tạo nên hình thức độc đáo của hương án chùa Keo, đó là kích thước lớn, hoa văn trang trí dày đặc và hệ thống bánh xe.

Người xưa đã sử dụng kỹ thuật chạm bong, chạm kênh, chạm lộng, trổ thủng để tạo khối nổi, khối chìm, tạo ra tầng tầng, lớp lớp hoa văn tạo nên một hương án đặt ở nơi thờ tự tôn nghiêm - đền thờ Thánh chùa Keo, tỉnh Thái Bình.

Chính nhờ sự sáng tạo này mà trải qua thời gian mấy trăm năm (từ thế kỷ XVII đến nay), hương án chùa Keo Thái Bình vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn.

Lễ khai chỉ tại lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2022. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
Lễ khai chỉ tại lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2022 (Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN).

Với những giá trị to lớn đó, ngày 25/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 2198/QĐ-TTg công nhận Hương án chùa Keo là bảo vật Quốc gia.

Sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, năm nay, lễ hội được tổ chức để đón Bằng công nhận bảo vật quốc gia hương án chùa Keo. Lễ hội năm nay sẽ diễn ra đến hết ngày 10/10 (tức ngày 15/9 âm lịch).

Báo Pháp nhận định Việt Nam trở thành quốc gia đi đầu trong gia công và chuyển đổi kỹ thuật số Báo Pháp nhận định Việt Nam trở thành quốc gia đi đầu trong gia công và chuyển đổi kỹ thuật số
Với tiêu đề “Hãy tìm đến Việt Nam để đầu tư và chuyển đổi kỹ thuật số và gia công phần mềm”, bài viết trên trang Le Actualités của Pháp nhấn mạnh những lợi thế giúp Việt Nam có thể trở thành một quốc gia đi đầu trong lĩnh vực gia công và chuyển đổi kỹ thuật số toàn cầu.
Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ đón bằng công nhận Di sản phi vật thể quốc gia Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ đón bằng công nhận Di sản phi vật thể quốc gia
Sáng 1/9 tại Di tích lịch sử bến phà Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình tổ chức lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ và đón nhận bằng công nhận lễ hội này là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Nhật Minh (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/huong-an-chua-keo-duoc-cong-nhan-la-bao-vat-quoc-gia-176487.html

In bài viết