Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2022:

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là đột phá chiến lược để phát triển đất nước

15:38 | 18/09/2022

Khi nêu ý kiến tại phiên thảo luận "Thúc đẩy thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động", các chuyên gia, nhà nghiên cứu nhận định việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là đột phá chiến lược để phát triển đất nước. Qua đó, nhiều giải pháp hữu ích đã được đưa ra để cân nhắc áp dụng cho thời gian tới.
Thúc đẩy vai trò của cộng đồng người Việt tại Liên bang Nga và SNG Thúc đẩy vai trò của cộng đồng người Việt tại Liên bang Nga và SNG
Rà soát, điều chỉnh để bãi bỏ việc phải xuất trình sổ hộ khẩu khi thực hiện giao dịch, thủ tục hành chính Rà soát, điều chỉnh để bãi bỏ việc phải xuất trình sổ hộ khẩu khi thực hiện giao dịch, thủ tục hành chính

Phiên thảo luận "Thúc đẩy thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động" là chuyên đề 2 trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2022 diễn ra ngày 18/9, tại Hà Nội.

7 giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB-XH) Lê Văn Thanh cho biết, Đảng và Nhà nước ta những năm qua đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động. Có thể thấy, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam thời gian vừa qua đã được tập trung đẩy mạnh tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. An sinh xã hội được bảo đảm nhưng nhu cầu của người dân vẫn rất lớn.

"Để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, cần thiết phải phát triển chất lượng nguồn nhân lực có chất lượng, kỹ năng. Đây cũng là một trong những đột phá chiến lược để phát triển đất nước thời gian tới mà đã được khẳng định trong Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII. Trong thời gian qua, chúng ta đã và đang tập trung để có nhiều giải pháp đẩy mạnh chất lượng nguồn nhân lực", Thứ trưởng Lê Văn Thanh nói.

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh phát biểu (Ảnh: Lâm Hiển).

Ông Thanh nhấn mạnh, hiện tại có 7 giải pháp trọng tâm để nâng cao nguồn nhân lực và đã Bộ LĐTB-XH đề xuất lên trong thời gian qua.

Cụ thể, thứ nhất, Việt Nam cần đẩy nhanh thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong đó có chất lượng đào tạo mà trọng tâm là chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị và thay đổi phương thức giáo dục đào tạo, nhất là giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Đây là vấn đề quan trọng đã được chủ trương nhất quán từ trước đến nay và chúng ta cũng đang tiến hành, thời gian tới cần đẩy mạnh hơn vấn đề này.

Thứ hai, bảo đảm quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chúng ta cũng đã thực hiện và đến nay đã có một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp chúng ta đào tạo lại và đào tạo thường xuyên lực lượng lao động. Một số lực lượng lao động qua quá trình làm việc có thể trình độ chưa đáp ứng được nhu cầu thì chúng ta đào tạo lại và đào tạo thường xuyên hơn. Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả nghề nghiệp nhằm hoàn thành đội ngũ lao động lành nghề và đáp ứng được nhu cầu về nhân lực khi Việt Nam phát triển như hiện nay, chủ động tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực quốc tế.

Hiện nay đối tượng lao động lành nghề của chúng ta đã hình thành tuy vậy chưa đáp ứng nhu cầu, vừa bảo đảm về trình độ nhưng còn phải bảo đảm về ngoại ngữ. Việt Nam cũng cần phải tham gia vào thị trường đào tạo quốc tế.

Thứ ba, hoàn thiện cơ chế, chính sách, thu hút các nhà đầu tư trong đó có cả doanh nghiệp, người sử dụng lao động tích cực tham gia vào đào tạo, phát triển kỹ năng nghề, chú trọng đào tạo tại nơi làm việc. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng, ban hành các chính sách thu hút được người học thuộc các lĩnh vực, ngành nghề trọng điểm.

Thứ tư, xây dựng các mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động theo từng vùng, từng địa phương, phù hợp với từng nhóm đối tượng trong đó chú trọng những đối tượng đặc thù.

Thứ năm, hiện nay lao động ở khu vực phi chính thức chưa được quan tâm đào tạo nhiều, lao động đã bị thất nghiệp cần được tư vấn để được đào tạo lại để quay trở lại làm việc, hay người lao động có nguy cơ bị thất nghiệp cũng cần được quan tâm, tránh việc thất nghiệp. Bên cạnh đó, đẩy mạnh hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp, người sử dụng lao động thông qua nâng cao năng lực phát triển các quy trình, công cụ thu thập, cập nhật và tổng hợp dữ liệu, thông tin về quy trình đào tạo nghề nghiệp.

Thứ sáu, đẩy mạnh dự báo nhu cầu về đào tạo nghề nghiệp, đặc biệt là ngành nghề khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong đó ưu tiên công nghệ thông tin, công nghệ cao, các kỹ năng tương lai như về AI, trí tuệ nhân tạo, khai thác hiệu quả dữ liệu thông tin thị trường lao động quôc gia kết hợp với điều tra định kỳ hoặc đột xuất về nhu cầu lao động, nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp và phản hồi của người tốt nghiệp để phục vụ nhu cầu quản lý.

Thứ bảy, sắp xếp, tổ chức lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, dễ tiếp cận, đa dạng về loại hình và hình thức tổ chức, phân bổ hợp lý cả về cơ cấu ngành, vùng miền, đáp ứng nhu cầu về đào tạo nhất là nhân lực công nghệ cao.

Nhiều khả năng sẽ thiếu lao động cục bộ

Liên quan đến thị trường lao động, một vấn đề đáng chú ý hiện nay phải kể đến là tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề.

Trong bài tham luận, ông Lâm Văn Đoan, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội nhấn mạnh, trong bối cảnh phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, hiện nay cần quan tâm đến việc chuyển dịch cơ cấu lao động trên thị trường còn chậm về cả ngành nghề, địa bàn không theo kịp chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đặc biệt là tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ, tạm thời trong một số ngành, lĩnh vực.

Các chuyên gia cho rằng, một mặt, việc thiếu hụt lao động là do nhiều ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch Covid-19 và mặt khác là do hệ quả của những xu thế tiềm ẩn trong thị trường lao động - việc làm mà đại dịch toàn cầu đã đẩy nhanh hơn, làm trầm trọng hơn.

Có nhiều nguyên nhân của tình trạng này, trước hết dưới góc độ xã hội, tâm lý người dân lo lắng dịch bệnh vẫn chưa thực sự được kiểm soát dẫn đến việc lao động chưa muốn quay lại đi làm ngay, do vậy, họ vẫn trú ẩn ở các khu vực an toàn tại các vùng nông thôn, sống cùng gia đình với chi phí sinh hoạt thấp hơn khi ở thành thị, tiết kiệm chi tiêu. Tuy nhiên, dưới góc độ kinh tế, cũng có nguyên nhân là người dân vẫn nhận được những chính sách hỗ trợ lao động của Chính phủ cho đến thời điểm này. Chẳng hạn, các gói hỗ trợ nhà ở, trợ cấp thu nhập cho người lao động vẫn đang được triển khai, hoặc vừa mới kết thúc như việc thực hiện Nghị quyết 03 và Nghị quyết 24 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Người lao động có ít động lực để quay lại đảm nhiệm những công việc trước đó với mức lương chưa đủ hấp dẫn, chi phí sinh hoạt tăng cao tại đô thị. Đối với những người lao động phải di chuyển để tìm việc, động lực lớn nhất để họ quay trở lại nơi làm việc là khả năng tìm được công việc bằng hoặc tốt hơn công việc cũ trong môi trường an toàn.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là đột phá chiến lược để phát triển đất nước
Quang cảnh hội thảo chuyên đề “Thúc đẩy thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động” (Ảnh: Lâm Hiển

Tình trạng thiếu hụt lao động tạm thời, cục bộ tập trung vào các doanh nghiệp có “thâm dụng lao động” trong ngành dệt may, da giày… gắn với nhu cầu các đơn hàng tăng. Tuy nhiên, mức lương còn thấp, điều kiện lao động chưa cao, thời gian làm việc dài khiến các doanh nghiệp khó khăn trong tuyển dụng lao động, ước thiếu 120.000 lao động từ nay đến cuối năm.

Ngoài ra, Việt Nam hiện cũng như nhiều nước trên thế giới đang bước vào xu thế già hoá dân số. Số lượng lao động trẻ mới gia nhập thị trường có xu hướng giảm dần, số người nghỉ hưu tăng lên, trong tương lai sẽ dẫn đến việc thiếu hụt nguồn lao động tham gia thị trường trong dài hạn.

Nói thêm về việc một số ngành thiếu cục bộ lao động, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng nêu thực tế sau đại dịch Covid-19, số người thất nghiệp không nhiều nhưng một số ngành lại thiếu lao động cục bộ; qua đó đặt ra vấn đề phải chăng có một bộ phận người lao động đang khu trú ở đâu đó và chưa sẵn sàng tham gia thị trường lao động sau đại dịch Covid -19 và yêu cầu Bộ LĐTB-XH cần nghiên cứu vấn đề này.

Thúc đẩy thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất trong cả nước Thúc đẩy thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất trong cả nước
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 258/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại cuộc họp về thúc đẩy triển khai thực hiện hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ.
Đẩy mạnh quan hệ giữa TPHCM với các địa phương của Lào Đẩy mạnh quan hệ giữa TPHCM với các địa phương của Lào
Chiều 22/8, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM Phan Nguyễn Như Khuê đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn đại biểu Tạp chí Alunmay của Lào.

Đông Phong

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-luc-la-dot-pha-chien-luoc-de-phat-trien-dat-nuoc-175563.html

In bài viết