Tọa đàm “Tết Trung thu cổ truyền-Gìn giữ, phát huy và lan tỏa”

14:10 | 08/09/2022

Tọa đàm “Tết Trung thu cổ truyền – Gìn giữ, phát huy và lan tỏa” vừa được tổ chức nhằm mục đích góp phần gìn giữ, bảo tồn nét văn hóa độc đáo là Tết Trung thu cổ truyền của dân tộc.
Tọa đàm trực tuyến Tọa đàm trực tuyến "Hiệp định CPTPP - Cơ hội và thách thức tác động đến hoạt động xuất khẩu Việt Nam"
UNESCO luôn đồng hành, cùng bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa các di sản của Cố đô Huế UNESCO luôn đồng hành, cùng bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa các di sản của Cố đô Huế

Nhân dịp Tết Trung thu, Cung Thiếu nhi Hà Nội đã phối hợp cùng Hội Truyền thông TP Hà Nội tổ chức chương trình tọa đàm “Tết Trung thu cổ truyền - Gìn giữ, phát huy và lan tỏa” với mong muốn để các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo, nhà giáo dục cùng chia sẻ những ý kiến về việc gìn giữ, phát huy và lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp của Tết Trung thu cổ truyền.

Tọa đàm “Tết Trung thu cổ truyền-Gìn giữ, phát huy và lan tỏa”.
Tọa đàm “Tết Trung thu cổ truyền-Gìn giữ, phát huy và lan tỏa”.

Mở màn cho sự kiện “Trung thu yêu thương – Đêm hội trăng rằm 2022” tại Cung thiếu nhi Hà Nội, tọa đàm “Tết Trung thu cổ truyền – Gìn giữ, phát huy và lan tỏa” được tổ chức nhằm mục đích góp phần gìn giữ, bảo tồn nét văn hóa độc đáo là Tết Trung thu cổ truyền của dân tộc, lan tỏa giá trị tốt đẹp và ý nghĩa của ngày vui này tới nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Một số tiết mục văn nghệ tại tọa đàm.
Một số tiết mục văn nghệ tại tọa đàm.

Bà Võ Thị Thanh Diệp – Phó Giám đốc phụ trách Cung thiếu nhi Hà Nội cho biết: "Nhân ngày Tết Trung thu sắp tới, Cung thiếu nhi Hà Nội là đơn vị được giao nhiệm vụ luôn tổ chức các sân chơi, hoạt động có ý nghĩa đối với thiếu nhi thủ đô nói riêng và thiếu nhi cả nước nói chung cũng mong muốn các em có một ngày hội, ngày tết thực sự và tiếp tục học tập tốt để phát huy giá trị của thiếu nhi xứng với lời dạy của Bác Hồ: Non sông Việt Nam có vẻ vang hay không chính nhờ công học tập của các cháu."

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia cùng chia sẻ những câu chuyện, ký ức, nghiên cứu về Tết Trung thu cổ truyền qua những góc nhìn khác nhau như: Làm thế nào để đồ chơi Tết Trung thu vừa giữ gìn, tiếp nối được yếu tố truyền thống mà vẫn thu hút được trẻ em hiện đại với nhiều cách thức khác nhau như: Chuyển động, vật liệu hiện đại; Sự tế nhị khi tổ chức chấm thi mâm cỗ Trung thu để tạo nên sự công bằng, văn minh; hay về những nét văn hóa đẹp cần gìn giữ, lan tỏa.

Trong khuôn khổ chương trình trưng bày gần 30 bức ảnh về Trung thu Hà Nội xưa do Tạp chí Xưa và Nay sưu tầm. Các bức ảnh là những câu chuyện về các đồ chơi Trung thu, cách đón Trung thu của người Hà Nội sau năm 1945.

 Một tác phẩm được trưng bày tại chương trình.
Một tác phẩm được trưng bày tại chương trình.

Để gìn giữ và phát huy được những nét đẹp văn hóa của Tết Trung thu cổ truyền cần sự chung tay của các bên như: các nhà nghiên cứu bảo tồn văn hóa, nhà trường, gia đình, các cơ quan truyền thông, các nhà sản xuất đồ chơi, sản phẩm phục vụ Trung thu. Những cách làm, mô hình tổ chức Trung thu hay, sáng tạo sẽ cần được phát huy và lan tỏa. Trong tương lai, Ban Tổ chức sẽ tiếp tục tổ chức những chương trình góp phần bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của ngày Tết Trung thu.

Tết Trung Thu ở các nước châu Á khác biệt nhau ra sao? Tết Trung Thu ở các nước châu Á khác biệt nhau ra sao?
Tết Trung thu giàu tình nhân ái tại Meyhomes Capital Phú Quốc Tết Trung thu giàu tình nhân ái tại Meyhomes Capital Phú Quốc

Mai Hương (t/h)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/toa-dam-tet-trung-thu-co-truyen-gin-giu-phat-huy-va-lan-toa-175082.html

In bài viết