Tết Độc lập trên quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp

19:03 | 02/09/2022

Vào dịp 2/9 hàng năm, nhiều gia đình trên quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp chuẩn bị mâm cơm giỗ Bác Hồ, rồi con cháu sum vầy trong Tết Độc lập.
“Vui Tết Độc lập” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam “Vui Tết Độc lập” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Người làm rạng danh dân tộc Việt Nam Người làm rạng danh dân tộc Việt Nam

Cứ đến dịp Quốc khánh 2/9, con em là người huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình sinh sống và làm việc khắp mọi miền trở về quê hương nghỉ lễ, đoàn tụ với gia đình và dự lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang. Hàng năm, cứ vào dịp này, nhiều gia đình sống trên quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp chuẩn bị mâm cơm giỗ Bác Hồ rồi con cháu sum vầy trong Tết Độc lập.

Sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, người dân Lệ Thủy đã lập bàn thờ Bác, hằng năm vào dịp Quốc khánh 2/9, người dân làm mâm cơm giỗ Bác, vừa mừng Tết Độc lập, thể hiện lòng biết ơn đối với công lao to lớn của Người. Mâm cơm mừng Tết Độc lập của người dân Lệ Thủy trở thành nét văn hóa đặc trưng nơi đây.

Dịp 2/9 năm nay, gia đình ông Đặng Đình Thuận, ở thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đông vui, nhộn nhịp hơn. Con cái, cháu chắt của gia đình sinh sống ở nhiều nơi, nay trở về quê nghỉ lễ 2/9. Gia đình ông sửa soạn mâm cơm để giỗ Bác Hồ trong ngày Tết Độc lập. Mâm cơm mừng ngày Tết Độc lập của người dân Lệ Thủy tuy đơn sơ, dân dã nhưng đầy đủ những sản vật của vùng quê sông nước.

Tết Độc lập trên quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Gia đình ông Thuận làm mâm cơm giỗ Bác vào dịp Quốc khánh 2/9 để thể hiện sự kính yêu và tri ân công lao to lớn của Người.

Sau lễ giỗ Bác Hồ, các thành viên trong gia đình sum vầy bên mâm cơm. Ông Đặng Đình Thuận tâm sự, mâm cơm mừng Tết Độc lập là nét đẹp văn hóa cũng như là tình cảm thiêng liêng của người dân Lệ Thủy đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

“Thông thường đến 2/9, gia đình chúng tôi chuẩn bị một mâm cơm để ghi nhớ công ơn của Bác Hồ, bác Giáp, những người đã hy sinh để giành lại độc lập, ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Đây cũng là dịp để các con cháu đi xa về đoàn tụ cùng gia đình” - ông Thuận cho biết.

Cứ đến ngày 2/9 hàng năm, dòng sông Kiến Giang trên quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại dậy vang tiếng reo hò, tiếng trống, tiếng mõ với những màn tranh đua quyết liệt của các thuyền đua. Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang đã có từ lâu đời. Với người dân quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nếu phải đi làm ăn xa, Tết Độc lập nhất định phải trở về quê đoàn viên và tham gia lễ hội đua thuyền.

tet Doc lap tren que huong Dai tuong vo nguyen giap hinh anh 2
Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang đã có từ lâu đời.

Đây là lễ hội văn hóa cấp tỉnh của Quảng Bình và là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Dân làng khắp nơi thi thố tài năng của trai bơi, gái đua và cầu mong một mùa mưa thuận gió hòa sản xuất bội thu.

Ông Đào Đức Vui, ở xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình cho biết, mấy hôm nay, bà con đều ra bờ sông Kiến Giang cổ vũ cho các thuyền đua, bơi tập luyện. Người dân nơi đây xem đua thuyền như một món ăn tinh thần không thể thiếu vào dịp 2/9.

Với người dân huyện vùng trũng Lệ Thủy, một năm có đến 2 cái tết, ngoài Tết Nguyên đán còn có Tết Độc lập. Ông Đào Đức Vui tâm sự, dịp này, người Lệ Thủy dù ở đâu xa, bận bịu đến mấy cũng đều cố gắng sắp xếp bằng được để về quê gặp gỡ, sum họp, vui lễ hội, làm mâm cơm cúng tổ tiên và đặc biệt là tham gia lễ hội bơi, đua thuyền nam nữ trên sông Kiến Giang diễn ra vào đúng ngày 2/9.

Tết Độc lập trên quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Dân làng khắp nơi thi thố tài năng của trai bơi, gái đua và cầu mong một mùa mưa thuận gió hòa sản xuất bội thu.

“Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày 2/9 hướng về quê hương. Vào ngày này, nhiều con em ở xa đều về quê để xem lễ hội đua thuyền” - ông Đức nói.

Cả nước có cả trăm lễ hội đua thuyền, riêng hội đua thuyền của người dân Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đã có từ rất lâu đời và mang bản sắc riêng của vùng trũng nơi đây. Ông Dương Văn Bình, Trưởng Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình cho biết, Tết Độc lập ở Lệ Thủy không chỉ có sự náo động của lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang mà còn có cả sự ngọt ngào sâu lắng của những điệu hò khoan, một di sản phi vật thể quốc gia.

tet Doc lap tren que huong Dai tuong vo nguyen giap hinh anh 4
Người dân tạm gác công việc, ra bờ sông cổ vũ cho các đội đua thuyền.

Theo ông Dương Văn Bình, Phòng Văn hóa- Thông tin huyện phối hợp cấp ủy, chính quyền các địa phương tiếp tục tuyên truyền để người dân lưu giữ, phát huy những giá trị truyền thống và nét đẹp văn hóa trên quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Chúng tôi mong muốn rằng, mỗi người dân tiếp tục phát huy những giá trị truyền thống của quê hương cũng như những tình cảm đối với Bác Hồ để phát huy, duy trì nét đẹp truyền thống này trên quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp”./.

Trại hè Việt Nam năm 2022: Nhiều hoạt động ý nghĩa và trải nhiệm đáng nhớ trên quê hương Quảng Bình Trại hè Việt Nam năm 2022: Nhiều hoạt động ý nghĩa và trải nhiệm đáng nhớ trên quê hương Quảng Bình
UBND tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức gặp mặt Đoàn đại biểu thanh thiếu niên người Việt ở nước ngoài của chương trình “Trại hè Việt Nam năm 2022” do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao tổ chức. Chuyến hành trình kéo dài 16 ngày đi qua 09 tỉnh thành kéo dài từ Bắc vào Nam, trong đó có những ngày hoạt động ý nghĩa và nhiều trải nhiệm đáng nhớ trên quê hương Quảng Bình.
Độc đáo nghề làm diều sáo ở quê mẹ Đại danh y Lê Hữu Trác Độc đáo nghề làm diều sáo ở quê mẹ Đại danh y Lê Hữu Trác
Từ hàng trăm năm nay, người dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) duy trì việc sản xuất và chơi diều sáo để gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương. Ngoài ra, bán diều cũng giúp họ có thêm khoản thu nhập phụ đáng kể.

Theo VOV.VN

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/tet-doc-lap-tren-que-huong-dai-tuong-vo-nguyen-giap-174768.html

In bài viết