Việt Nam – Lào: Nâng tầm hợp tác, thúc đẩy hoạt động thương mại, đầu tư

18:07 | 31/08/2022

Năm 2021, vốn đầu tư từ Việt Nam sang Lào đạt 118,3 triệu USD, tăng 33,3% so với năm 2020. Để nâng tầm hợp tác về thương mại và đầu tư Việt Nam – Lào, theo các chuyên gia phải bắt đầu từ việc hai nước giải quyết được vấn đề về hạ tầng giao thông kết nối và đào tạo nguồn nhân lực.
Đẩy hoạt động hợp tác giữa hai Bộ Tư pháp Việt - Lào Đẩy hoạt động hợp tác giữa hai Bộ Tư pháp Việt - Lào
Trong khuôn khổ buổi hội đàm chiều ngày 22/8, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long và Bộ trưởng Tư pháp Lào Phayvy Siboualypha đã thống nhất sẽ thúc đẩy hơn nữa các hoạt động giữa hai Bộ Tư pháp.
Doanh nghiệp Quảng Nam tăng cường hợp tác với tỉnh Sê Kông (Lào) Doanh nghiệp Quảng Nam tăng cường hợp tác với tỉnh Sê Kông (Lào)
Ngày 30/8 tại tỉnh Sê Kông (Lào), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư - Tỉnh trưởng tỉnh Sê Kông Lếch-lay Sỉ-vi-lay đã có buổi hội đàm gặp mặt với các doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam.

Lào là quốc gia đứng thứ nhất trong số 78 quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, với 237 dự án, có tổng vốn đăng ký 5,34 tỉ USD. Việt Nam đứng thứ ba trong số các nước đầu tư tại Lào (sau Trung Quốc và Thái Lan).

Quan hệ Việt - Lào luôn bền chặt và ngày càng đặc biệt

Bà Sonechan Phoutthavong, Tham tán Kinh tế - Thương mại, Đại sứ quán Lào tại Việt Nam cho biết, mối quan hệ hợp tác thương mại giữa Lào - Việt Nam là hợp tác đặc biệt và có truyền thống từ lâu đời kể từ lãnh đạo cấp cao nhà nước đến các cấp Bộ, ngành.

“Hai bên sẽ tiếp tục nghiên cứu đưa ra các chính sách ưu đãi hơn nữa để thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực kinh tế, sản xuất và thương mại biên giới Lào - Việt Nam; cùng nhau nghiên cứu, sửa đổi hiệp định đã có, đặc biệt là Hiệp định thương mại song phương Lào - Việt Nam, Hiệp định thương mại biên giới Lào - Việt Nam và quyết định Hà Nội năm 2007 về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện và hàng hóa cho phù hợp với thực tế; tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận thị trường lẫn nhau”- bà Sonechan Phoutthavong cho biết.

Việt Nam – Lào: Nâng tầm hợp tác, thúc đẩy hoạt động thương mại, đầu tư
Bà Sonechan Phoutthavong, Tham tán Kinh tế - Thương mại, Đại sứ quán Lào tại Việt Nam (Ảnh: Phạm Lý).

Tính chung 7 tháng năm 2022, kim ngạch hàng hóa giữa Lào - Việt Nam tăng trưởng khá đạt hơn 948 triệu USD, tăng 54,14% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Lào xuất khẩu đạt hơn 585 triệu USD, tăng 48,13% và nhập khẩu hơn 362 triệu USD, giảm 1,63%.

Đại sứ Nguyễn Phú Bình, Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài nhấn mạnh, trong những thập kỷ qua, mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, sự gắn bó thủy chung giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Lào được các thế hệ lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp, trở thành tài sản vô giá của cả hai dân tộc.

Trong thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng đất nước trong hòa bình, quan hệ hai nước chuyển từ quan hệ đoàn kết trong chiến đấu sang quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào.

Cần giải quyết về hạ tầng giao thông và đào tạo nhân lực

Thay mặt Đại sứ quán Lào tại Việt Nam, bà Sonechan Phoutthavong muốn kêu gọi các doanh nghiệp và nhà đầu tư của Việt Nam quan tâm đến cơ hội đầu tư tại Lào. “Việc nâng tầm hợp tác thì đầu tiên chúng ta phải giải quyết vấn đề về hạ tầng giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, giao thương du lịch giữa hai nước. Tiếp theo là về vấn đề đào tạo nhân lực. Hiện nay, Việt Nam đã đầu tư rất nhiều vào đào tạo nhân lực cho Lào vì nhân lực Lào tuy rẻ nhưng chất lượng chưa cao. Vì vậy, Lào rất mong Việt Nam đẩy mạnh đầu tư đào tạo nhân lực Lào nhiều hơn nữa. Doanh nghiệp Việt Nam có thể đầu tư vào trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề để nâng cao kỹ năng cho lao động tại chỗ ở Lào. Lào rất hoanh nghênh các doanh có kinh nghiệm ở mảng này có thể cùng Chính phủ Việt Nam đầu tư mạnh hơn vào Lào.

Ông Nguyễn Duy Trung - Chủ tịch Tổng hội người Việt Nam tại Lào đánh giá doanh nghiệp cả Việt Nam – Lào chưa thực sự phát triển tập trung.

“Tôi nhận thấy, mặt hàng của Thái Lan có lợi thế hơn khi những trung tâm phân phối của họ rất gần biên giới Lào, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Đây cũng là gợi ý cho Việt Nam. Nếu Việt Nam có con đường nối sang Lào thông thoáng hơn có lẽ sẽ cải thiện khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Lào”, ông Trung chia sẻ.

"Ngoài ra, tôi muốn nói đến vấn đề đất đai, tài nguyên rừng của Lào. Tuy hiện nay đang rất phong phú nhưng cũng có giới hạn của nó. Doanh nghiệp Việt không đầu tư sơm, sau này sẽ không còn cơ hội. Thời gian vừa qua, đất để xây dựng bất động sản rất nhộn nhịp và đã có thời cơ thay đổi. Chúng tôi xin làm cầu nối và đồng hành với các doanh nghiệp Việt sang Lào đầu tư”, ông nói.

Ông Đỗ Quốc Hưng – Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á – châu Phi, Bộ Công Thương cho biết, thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm, gia tăng xuất khẩu mặt hàng sắt thép, phương tiện vận tải và phụ tùng, máy móc, thiết bị dụng cụ, các mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp như phân bón, thức ăn gia súc để tận dụng được làn sóng đầu tư vào thị trường Lào. Ngược lại, các mặt hàng nhập khẩu mạnh từ Lào về Việt Nam gỗ và sản phẩm gỗ, than, khoáng sản… Đây chính là nguồn nguyên vật liệu chiến lược cho sản xuất công nghiệp - năng lượng của Việt Nam.

Để thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai bên, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á Đỗ Quốc Hưng khuyến nghị, các doanh nghiệp cần nắm rõ quy định của các Hiệp định Thương mại để tránh vướng mắc khi làm thủ tục thông quan; Cần tận dụng các chương trình kết nối giao thương, xúc tiến thương mại để tìm đối tác, bạn hàng.

Chính sách xúc tiến đầu tư theo Ngành và Vùng của Lào:

Chính sách xúc tiến thực hiện theo 3 vùng gồm Vùng 1: Vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, cơ sở hạ tầng không thuận lợi cho việc đầu tư; Vùng 2: Khu vực có cơ sở hạ tầng thuận lợi cho đầu tư; Vùng 3: Khu kinh tế đặc biệt.

Nếu doanh nghiệp đầu tư vào 9 ngành khuyến khích và nằm trong Vùng 1, nhà đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi miễn thuế lợi nhuận và miễn phí thuê hoặc phí chuyển nhượng đất trong vòng 10 năm và nếu là đầu tư vào ngành 2, 3, 5 và 6 sẽ được hưởng ưu đãi như trên thêm 5 năm.

Nếu đầu tư vào Vùng 2, nhà đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi miễn thuế lợi nhuận và miễn phí thuê hoặc phí chuyển nhượng đất trong vòng 5 năm và nếu là đầu tư vào ngành 2, 3, 5 và 6 sẽ được hưởng ưu đãi như trên thêm 3 năm.

Ngoài ra nhà đầu tư còn được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng 0% trong việc nhập khẩu trang thiết bị, nguyên liệu phục vụ việc sản xuất mà Lào không sản xuất được để tạo nên tài sản cố định và phương tiện phục vụ trực tiếp trong việc sản xuất.

Thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam - Ba Lan trong lĩnh vực thực phẩm Thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam - Ba Lan trong lĩnh vực thực phẩm
Theo Đại biện lâm thời Đại sứ quán Ba Lan tại Việt Nam, Ba Lan có nhu cầu đẩy mạnh trao đổi các mặt hàng nông sản và thực phẩm, hỗ trợ các mối quan hệ trao đổi hợp tác giữa các doanh nghiệp 2 nước.
Nhiều triển vọng hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Nam Phi Nhiều triển vọng hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Nam Phi
Tính đến nay, Nam Phi là quốc gia châu Phi có kim ngạch thương mại hai chiều cao nhất với Việt Nam, với con số trên 1,3 tỷ USD mỗi năm, trong đó Việt Nam xuất sang khẩu trên 800 triệu USD.

Phạm Lý

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/viet-nam-lao-nang-tam-hop-tac-thuc-day-hoat-dong-thuong-mai-dau-tu-174681.html

In bài viết