Tiếp tục triển khai bảo hộ công dân đối với nhóm người Việt bị lừa đảo đi lao động tại Campuchia

11:45 | 20/08/2022

Ngày 20/8, thông tin về công tác bảo hộ công dân trong vụ việc 42 công dân Việt Nam bỏ trốn khỏi sòng bài thuộc ấp Chrey Thum, xã Sampeou Poun, huyện Kaoh Thom, tỉnh Kandal (Campuchia) bơi qua sông Bình Di (An Giang) để về nước, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
Cuộc gặp xúc động với những phụ nữ Campuchia từng hỗ trợ quân tình nguyện Việt Nam và người Việt sinh sống tại tỉnh Kampot Cuộc gặp xúc động với những phụ nữ Campuchia từng hỗ trợ quân tình nguyện Việt Nam và người Việt sinh sống tại tỉnh Kampot
Ánh mắt hân hoan, nụ cười và những giọt nước mắt... - đó là hình ảnh xúc động tại cuộc gặp mặt giữa Đoàn công tác Hội LHPN Việt Nam với những phụ nữ Campuchia từng hỗ trợ quân tình nguyện Việt Nam và người Việt Nam sinh sống tại tỉnh Kampot vào sáng ngày 28/7/2022.
Tiếp tục hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 Tiếp tục hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng do dịch Covid-19
Trong sáu tháng đầu năm, với sự phục hồi của các ngành kinh tế, tình hình lao động, việc làm có chuyển biến tích cực. Thu nhập bình quân hằng tháng của người lao động làm công hưởng lương tăng so với cùng kỳ năm 2021. Các chính sách hỗ trợ người lao động của Nhà nước, tổ chức Công đoàn đã góp phần tích cực trong việc ổn định việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện thu nhập cho người lao động.
Chú thích ảnh
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN).

Về việc này, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia liên hệ với cơ quan chức năng sở tại làm rõ thông tin, kiểm tra cơ sở này; đề nghị phía Campuchia hỗ trợ tìm kiếm người bị mất tích cũng như điều tra nguyên nhân vụ việc đồng thời khẩn trương triển khai các biện pháp bảo hộ công dân. Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao cũng đang khẩn trương phối hợp với các cơ quan trong nước nhanh chóng xác minh nhân thân những người đã về nước, tìm hiểu thông tin để triển khai các biện pháp bảo hộ công dân tiếp theo.

Trước tình trạng nhiều người Việt Nam bị lừa đảo, môi giới đi lao động bất hợp pháp tại Campuchia, trong thời gian qua, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương trong nước, đặc biệt là các địa phương giáp biên giới và các cơ quan chức năng Campuchia tiếp nhận thông tin, xác minh, triển khai nhiều biện pháp bảo hộ công dân, kịp thời hỗ trợ công dân gặp khó khăn, hoạn nạn và cứu thoát, đưa hơn 500 công dân về nước an toàn, hỗ trợ thủ tục cho hàng ngàn công dân khác.

Bộ Ngoại giao đề nghị các cơ quan liên quan và báo chí trong nước tăng cường tuyên truyền, cảnh báo nâng cao nhận thức của người dân về việc đi lao động ở nước ngoài.

“Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia sẽ tiếp tục theo dõi sát vụ việc cũng như tình hình người lao động Việt Nam ở sở tại, kịp thời thực hiện các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam”, Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Trước đó, vào khoảng 9 giờ 45 ngày 18/8, Chốt quản lý bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch COVID-19 số 21 thuộc Đồn Biên phòng Cửa khẩu Long Bình (Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang) đóng tại khóm Tân Khánh, thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang phát hiện nhóm người từ Casino Rich World, thuộc ấp Chrey Thum, xã Sampeou Poun, huyện Kaoh Thom, tỉnh Kandal (Vương quốc Campuchia) bơi qua sông Bình Di nhập cảnh trái phép về Việt Nam.

Sau khi sự việc xảy ra, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Long Bình đã phối hợp với Công an huyện An Phú tiến hành lấy lời khai những người này (chủ yếu đến từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ).

Qua khai thác nhanh, những người này khai nhận phần lớn họ đều xuất cảnh trái phép ở khu vực biên giới các tỉnh phía Nam. Sau khi sang Campuchia, họ làm việc tại Casino Rich World; một số khác trước đó đã làm việc tại các casino ở Campuchia. Do làm việc quá thời gian quy định, không được nghỉ ngơi, không được trả lương nên nhóm người này đã tìm cách vượt biên giới về Việt Nam. Đến khoảng 9 giờ ngày 18/8, nhóm người này chờ sơ hở của bảo vệ, đồng loạt chạy ra cổng Casino và bơi qua sông Bình Di để nhập cảnh vào Việt Nam. Sau khi nhảy xuống sông, trong nhóm có 1 người bị mất tích, 1 người bị bảo vệ của Casino Rich World bắt trở lại. Đồn Biên phòng Cửa khẩu Long Bình phối hợp với chính quyền địa phương và Công an huyện An Phú tổ chức lực lượng tìm kiếm người mất tích.

Việt Nam và Ukraine tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong vấn đề bảo hộ công dân Việt Nam và Ukraine tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong vấn đề bảo hộ công dân
Ngày 21/6, Đại sứ Việt Nam tại Ukraine Nguyễn Hồng Thạch đã có buổi làm việc với Cơ quan di trú và đại diện Bộ Ngoại giao Ukraine.
Nỗ lực bảo hộ người Việt bị cưỡng bức lao động tại Campuchia Nỗ lực bảo hộ người Việt bị cưỡng bức lao động tại Campuchia
Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện ở nước ngoài sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan trong nước và Campuchia để tăng cường điều tra, kịp thời xử lý các vụ việc phát sinh, sớm đẩy lùi tình trạng người Việt bị lừa đảo, cưỡng bức lao động.

Theo TTXVN

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/tiep-tuc-trien-khai-bao-ho-cong-dan-doi-voi-nhom-nguoi-viet-bi-lua-dao-di-lao-dong-tai-campuchia-174109.html

In bài viết