Phòng ngừa, ngăn chặn nạn “tín dụng đen” trong công nhân lao động

17:37 | 12/08/2022

Tổng liên đoàn lao động Việt Nam vừa ban hành công văn tăng cường tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn nạn “tín dụng đen” trong công nhân lao động.
Phát động Chương trình nhắn tin từ thiện vì nạn nhân chất độc da cam Phát động Chương trình nhắn tin từ thiện vì nạn nhân chất độc da cam
"Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam" năm 2022 đã chính thức được Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) và Cổng Thông tin điện tử Nhân đạo quốc gia phát động vào sáng 22/7 tại Hà Nội.
Việt Nam và Lào có đóng góp to lớn trong tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN Việt Nam và Lào có đóng góp to lớn trong tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN
Nhân kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), phóng viên TTXVN tại Lào đã có cuộc phỏng vấn Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào.

Công văn cho biết, thời gian qua, lợi dụng những khó khăn về tài chính của công nhân lao động cả nước, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, nạn cho vay nặng lãi hoành hành với những chiêu thức ngày càng tinh vi, được quảng cáo công khai, rộng rãi như: dịch vụ hỗ trợ tài chính, cầm đồ, vay nhanh, trả gọn. Hoạt động “tín dụng đen” biến tướng dưới mọi hình thức (khuyến mãi, hoa hồng, huy động vốn để đầu tư, ủy thác đầu tư trái phiếu… với lãi suất cao).

Đó là những hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của nhân dân, trong đó có công nhân lao động. Đặc biệt, các đối tượng liên quan đến “tín dụng đen”, còn có thủ đoạn bôi nhọ, xâm phạm đời tư, đe dọa cán bộ công đoàn nhằm gây sức ép, đòi nợ công nhân lao động.

Phòng ngừa, ngăn chặn nạn “tín dụng đen” trong công nhân lao động

Công an tỉnh Đồng Nai đã bắt giữ nhóm cho vay lãi nặng 40-60%/tháng vào năm 2021 (Ảnh:CAND).

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, phương tiện thông tin cơ sở, mạng xã hội, đẩy mạnh tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động cho vay nặng lãi, “tín dụng đen” nhất là ở những nơi có đông công nhân lao động.

Trong đó tăng cường tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn và tác hại của “tín dụng đen” để công nhân lao động biết, cảnh giác và tố giác; không để “tín dụng đen” tiếp cận công nhân lao động.

Với những công đoàn cơ sở có đông công nhân lao động, ở những địa bàn có nhiều hoạt động “tín dụng đen”, công đoàn cần phối hợp với chuyên môn tổ chức những buổi tuyên truyền riêng về chủ đề này, giúp công nhân lao động hiểu cặn kẽ về sự nguy hiểm của nạn “tín dụng đen” để chủ động phòng ngừa.

Tăng cường triển khai hiệu quả chương trình phúc lợi đoàn viên, trong đó cần quan tâm, chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, công nhân lao động như tiền lương, tiền thưởng, bữa ăn ca, nhà ở, nhà trẻ. Đồng thời có chính sách hỗ trợ đoàn viên, công nhân lao động nghèo, gặp hoàn cảnh khó khăn như trao “Mái ấm công đoàn”, trợ cấp khó khăn, hỗ trợ vay vốn ở những kênh chính thống với lãi suất hợp lý.

Trên cơ sở những thỏa thuận hợp tác đã được ký kết giữa Tổng Liên đoàn với một số đối tác tài chính đã được thông báo trong hệ thống, các cấp công đoàn chủ động phối hợp triển khai ở địa phương, đơn vị, kết nối để các ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp pháp tiếp cận cung cấp dịch vụ phù hợp với công nhân lao động, từ đó có giải pháp tháo gỡ khó khăn về tài chính cho họ.

Phổ biến rộng rãi tới công nhân lao động về gói vay 20.000 tỷ đồng, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo triển khai phục vụ công nhân lao động. Các cấp công đoàn, đặc biệt là công đoàn cơ sở cần tìm hiểu kỹ về gói vay và kết nối đầu mối cho vay giúp công nhân lao động, để họ không phải tìm đến “tín dụng đen”.

Phối hợp chặt chẽ với chính quyền, công an địa phương rà soát, lên danh sách các nhóm đối tượng liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, từ đó có biện pháp bảo vệ cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động, ngăn ngừa tội phạm manh động, không để chúng thâm nhập công nhân lao động.

Chủ động triển khai công tác phối hợp phòng chống tội phạm, trong đó có tội phạm “tín dụng đen” với công an địa phương (từ cấp xã, phường đến cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) để có giải pháp cụ thể trong việc công đoàn tham gia phòng, chống tội phạm và được bảo vệ khi có nguy cơ bị tội phạm tấn công. Cán bộ công đoàn cơ sở cần thiết lập kênh thông tin chặt chẽ với công an địa phương để được phối hợp, hỗ trợ kịp thời.

Tổng liên đoàn lao động Việt Nam yêu cầu các cấp công đoàn cần sâu sát trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của công nhân lao động; chủ động hỗ trợ, giúp đỡ những người đang thực sự khó khăn về tài chính.

Trường hợp có công nhân lao động gặp khó khăn đột xuất, công đoàn cơ sở cần đề nghị doanh nghiệp có giải pháp hỗ trợ phù hợp, hoặc đứng ra giới thiệu và bảo lãnh cho công nhân lao động vay tại các tổ chức tín dụng hợp pháp. Ở những nơi có “tín dụng đen” hoạt động, công đoàn cơ sở cần phối hợp với chuyên môn xây dựng giải pháp cụ thể bảo vệ công nhân lao động và báo cáo lên công đoàn cấp trên để được hỗ trợ.

Tổng liên đoàn lao động Việt Nam yêu cầu các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn tích cực triển khai thực hiện, định kỳ hoặc đột xuất báo cáo về Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (qua Ban Tuyên giáo TLĐ) để tổng hợp báo cáo Thường trực Đoàn Chủ tịch.

Tiếp tục đổi mới, tiên phong trong hoạt động đối ngoại nhân dân Tiếp tục đổi mới, tiên phong trong hoạt động đối ngoại nhân dân
Ngày 10/5, Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Đồng Tháp tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2022 - 2027.
Thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân bị tai nạn lao động tại Thái Nguyên Thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân bị tai nạn lao động tại Thái Nguyên
Ban Chỉ đạo Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương đã tới thăm và tặng quà 02 nạn nhân/gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhân dịp Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022.

PV

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/phong-ngua-ngan-chan-nan-tin-dung-den-trong-cong-nhan-lao-dong-173729.html

In bài viết