Phát triển mô hình nuôi tôm dưới tán rừng ngập mặn ven biển ở Cà Mau

15:37 | 11/07/2022

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, mô hình nuôi tôm dưới tán rừng ngập mặn ven biển ở Cà Mau là mô hình nuôi tự nhiên sinh thái không sử dụng thuốc và hoá chất, không phát sinh nhiều chi phí sản xuất nên thu được lợi nhuận cao cho người nông dân.
Đánh giá cao hình mẫu phát triển kinh tế, an sinh xã hội đi lên từ... Đánh giá cao hình mẫu phát triển kinh tế, an sinh xã hội đi lên từ... "con số không"
Nghề lặn biển bắt vẹm xanh ở Cà Mau Nghề lặn biển bắt vẹm xanh ở Cà Mau
Cà Mau: Hơn 750 căn nhà tại các xã ven biển bị hư hại do thiên tai Cà Mau: Hơn 750 căn nhà tại các xã ven biển bị hư hại do thiên tai

Cà Mau có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất cả nước, với hơn 80.000 ha, trong đó có khoảng 27.577 ha nuôi tôm - rừng. Có khoảng 80 cửa sông lớn, nhỏ thông ra biển, hình thành vùng bãi triều rộng lớn; tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi nước cho các vùng ven biển, nhất là vùng ngập mặn bao phủ xung quanh. Đây là điều kiện lý tưởng để phát triển nuôi tôm - rừng.

Hiện tại, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản đã phối hợp với các ban quản lý bảo vệ rừng, các địa phương, đơn vị và người dân triển khai thực hiện các dự án phát triển liên kết chuỗi giá trị tôm - rừng vùng ven biển tỉnh Cà Mau.

Mô hình tôm - rừng (nuôi tôm dưới tán rừng) ở Cà Mau là hình thức nuôi tôm gắn với bảo vệ rừng và trồng rừng ngặp mặn, quan tâm đến tăng trưởng nguồn các-bon xanh phù hợp xu thế phát triển xanh trên thế giới.
Mô hình tôm - rừng (nuôi tôm dưới tán rừng) ở Cà Mau là hình thức nuôi tôm gắn với bảo vệ rừng và trồng rừng ngặp mặn, quan tâm đến tăng trưởng nguồn các-bon xanh phù hợp xu thế phát triển xanh trên thế giới (Ảnh: Báo Cà Mau).

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau, giá trị sản xuất ngành tôm Cà Mau hiện chiếm 80% trong tổng giá trị sản xuất lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản và chiếm 49% so với tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp.

Nhiều năm qua, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản đã phối hợp với các ban quản lý bảo vệ rừng, các địa phương, đơn vị và người dân triển khai nhiều dự án phát triển liên kết chuỗi giá trị tôm - rừng vùng ven biển tỉnh Cà Mau. Hiện tổng diện tích nuôi tôm - rừng đạt khoảng hơn 80.000 ha; trong đó, các tổ chức chứng nhận quốc tế đã chứng nhận cho hơn 19.000 ha tôm - rừng theo các tiêu chuẩn quốc tế (Naturland, EU Organic, Canada Organic, Selva Shrimp, ASC, BAP,…), sản phẩm được nhiều thị trường ưa chuộng và đánh giá cao.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau Phan Hoàng Vũ cho biết, đối với diện tích tôm - rừng được chứng nhận, doanh nghiệp tham gia liên kết sẽ hỗ trợ chi trả dịch vụ môi trường rừng từ 250.000 - 500.000 ha/năm và hỗ trợ về con giống chất lượng cao để thả nuôi. Ngoài sản phẩm chính là tôm sú, các hộ nuôi tôm - rừng còn có thu nhập thêm từ cua, cá, sò huyết… Đây là mô hình nuôi tự nhiên sinh thái không sử dụng thuốc và hóa chất, không phát sinh chi phí sản xuất. Như vậy, không tính chi phí lao động gia đình và chi phí sản xuất lợi nhuận thu về khá cao, một năm thu lời cao nhất đến 80 triệu đồng/ha.

Tôm rừng là phương thức nuôi gắn với bảo vệ rừng và trồng rừng ngặp mặn, quan tâm đến tăng trưởng nguồn carbon xanh phù hợp với xu thế phát triển xanh trên thế giới. Thực hiện nuôi tôm dưới tán rừng chiếm 30 - 40% diện tích mặt nước và phải đảm bảo ít nhất 50 - 60% tỷ lệ rừng. Điều này góp phần làm tăng tỷ lệ rừng, phát huy khả năng giữ đất chống sạt lở, tăng khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu.

Mô hình rừng ngập mặn nuôi tôm sinh thái ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
Mô hình rừng ngập mặn nuôi tôm sinh thái ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau (Ảnh: Báo Người lao động).

Ngoài ra, đối với diện tích tôm - rừng được chứng nhận, các doanh nghiệp tham gia liên kết sẽ hỗ trợ chi trả dịch vụ môi trường rừng từ 250.000-500.000 ha/năm và hỗ trợ về con giống có chất lượng cao để thả nuôi. Ngoài sản phẩm chính là tôm sú, các hộ nuôi tôm - rừng còn thu nhập thêm từ cua, cá, sò huyết…

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau, cho biết, canh tác xen ghép tôm trong rừng ngập mặn là cơ chế tốt đảm bảo lợi ích hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ rừng, được đánh giá là giải pháp có hiệu quả nhất giúp khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng tại các tỉnh ven biển.

"Như vậy, nuôi tôm kết hợp phát triển rừng vừa mang lợi lợi nhuận về kinh tế, vừa đảm bảo các yếu tố về môi trường, hoàn toàn phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững và Tổng cục Thuỷ sản cũng đã đề xuất mở rộng thực hiện hình thức canh tác này góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng xanh của quốc gia", ông Vũ cho biết thêm.

Trong năm 2021, tổng diện tích nuôi tôm của tỉnh Cà Mau đạt 279.648 ha. Trong đó nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh 7.927 ha (riêng diện tích nuôi tôm siêu thâm canh 3.683 ha); nuôi tôm quảng canh cải tiến 163.170 ha; tôm - lúa khoảng 37.149 ha; tôm - rừng hơn 80.0000 ha (trong đó diện tích nuôi tôm sinh thái đã được các tổ chức chứng nhận đạt hơn 19.000 ha); nuôi quảng canh kết hợp (cua, cá, sò huyết…) khoảng 45.825 ha. Sản lượng tôm nuôi 205.290 tấn, đạt 95,5% so kế hoạch, tăng 2,5% so cùng kỳ năm trước.

Sản phẩm tôm sinh thái đang được bán cho những thị trường khó tính nhất: Mỹ, Nhật hay khối EU. Giá bán của tôm sinh thái thường gấp đôi hoặc gấp ba lần so với giá tôm nuôi bằng thức ăn công nghiệp thông thường.

Nuôi dưỡng ước mơ cho những “mầm xanh” biên cương

Nuôi dưỡng ước mơ cho những “mầm xanh” biên cương

Chương trình “Con nuôi đồn biên phòng” và “Nâng bước em tới trường” đã và đang tiếp sức, nuôi dưỡng ước mơ cho những “mầm xanh” là học sinh có hoàn cảnh khó khăn nơi biên cương Tổ quốc.

Thanh Hóa: Nuôi trồng thủy sản ven biển thích ứng với biến đổi khí hậu

Thanh Hóa: Nuôi trồng thủy sản ven biển thích ứng với biến đổi khí hậu

Thời tiết, khí hậu cực đoan như bão, lũ lụt, nhiệt độ tăng cao về mùa hè, hạ thấp về mùa đông đã trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của các đối tượng nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở các địa phương ven biển.

Hỗ trợ phát triển chăn nuôi cho các hộ dân tại huyện Thường Xuân, Thanh Hoá

Hỗ trợ phát triển chăn nuôi cho các hộ dân tại huyện Thường Xuân, Thanh Hoá

Tháng 5 vừa qua, tại huyện Thường Xuân, World Vision Việt Nam đã phối hợp với Mavin Group hỗ trợ các hộ dân 19.760 kg thức ăn hỗn hợp dùng cho chăn nuôi vịt từ 22 đến 30 ngày tuổi, với tổng giá trị gần 242,2 triệu đồng.

Nhật Minh (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/phat-trien-mo-hinh-nuoi-tom-duoi-tan-rung-ngap-man-ven-bien-o-ca-mau-171916.html

In bài viết