Nỗ lực bảo hộ người Việt bị cưỡng bức lao động tại Campuchia

21:11 | 07/07/2022

Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện ở nước ngoài sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan trong nước và Campuchia để tăng cường điều tra, kịp thời xử lý các vụ việc phát sinh, sớm đẩy lùi tình trạng người Việt bị lừa đảo, cưỡng bức lao động.
Việt Nam ủng hộ nỗ lực của LHQ nhằm cải thiện an toàn giao thông Việt Nam ủng hộ nỗ lực của LHQ nhằm cải thiện an toàn giao thông
Đại sứ Nguyễn Phương Trà, Đại biện lâm thời Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, nhấn mạnh Việt Nam hoàn toàn ủng hộ việc thực hiện Thập kỷ hành động 2021-2030 về an toàn đường bộ.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào
Chiều ngày 3/7, nhân dịp tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mekong – Lan Thương lần thứ 7 tại Bagan, Myanmar, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith.

Tại họp báo thường kỳ ngày 7/7, trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin 33 người Việt bị bắt tại Hàn Quốc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết:

Ngay sau khi nhận được thông tin, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã khẩn trương liên hệ với Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc để xác minh thông tin và đề nghị phía Hàn Quốc đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam.

Theo thông tin ban đầu chúng tôi được biết, có 33 người, trong đó 4 người đã nhập quốc tịch Hàn Quốc, còn lại là công dân Việt Nam và có tình trạng cư trú bất hợp pháp.

Hiện những công dân này đang bị Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Hàn Quốc tạm giữ và làm thủ tục để trục xuất về nước.

Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc tiếp tục theo dõi sát vụ việc, thường xuyên trao đổi, liên hệ với các cơ quan chức năng Hàn Quốc để có thể cập nhật thông tin, phối hợp triển khai các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết, theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật sở tại.

Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng.

Đồng thời, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, trong thời gian gần đây, số lượng người Việt Nam làm việc, học tập và du lịch ở nước ngoài ngày càng tăng. Đại đa số đều tuân thủ nghiêm túc pháp luật của sở tại, góp phần xây dựng hình ảnh tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có một số ít người Việt Nam đã vi phạm pháp luật sở tại khi ở nước ngoài.

Bộ Ngoại giao cũng như các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài luôn luôn duy trì các đường dây nóng bảo hộ công dân, giữ liên lạc chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại, cũng như phối hợp với các cơ quan liên quan ở trong nước để thực hiện các biện pháp bảo hộ công dân khi cần thiết.

Bộ Ngoại giao đã đề nghị và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ở trong nước để có nhiều biện pháp xử lý, giải quyết vấn đề này như tăng cường công tác rà soát, xử lý vi phạm, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức của công dân về pháp luật, phong tục của nước sở tại; khuyến cáo công dân khi đi nước ngoài tránh bị lợi dụng hay vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật sở tại.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định, việc khuyến cáo, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân rất cần tới sự vào cuộc của các cơ quan báo chí.

Đồng thời, trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình người Việt bị lừa đảo, cưỡng bức lao động ở Campuchia, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết:

"Thời gian vừa qua, tôi cũng theo dõi và thấy báo chí Việt Nam đưa rất nhiều tin bài về tình hình người Việt Nam bị lừa đảo, cưỡng bức lao động ở Campuchia. Chúng tôi đã cung cấp một số thông tin tới một số cơ quan báo chí có quan tâm.

Về tình hình người Việt Nam bị lừa đảo đi lao động ở Campuchia, tôi xin thông tin thêm như sau: Thực hiện chỉ đạo, các Cơ quan đại diện Việt Nam ở Campuchia đã thường xuyên phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng và các địa phương ở trong nước, đặc biệt là ở các địa phương giáp biên giới và các cơ quan chức năng của Campuchia thực hiện nhiều biện pháp bảo hộ, hỗ trợ các trường hợp công dân khó khăn, hoạn nạn để đưa về nước, như lập các nhóm công tác chuyên trách để xử lý yêu cầu hỗ trợ của công dân, đăng cảnh báo lên tài khoản trang điện tử và mạng xã hội của các Cơ quan đại diện của Việt Nam tại Campuchia.

Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia đã có đường dây nóng bảo hộ công dân 24/7, Cục Lãnh sự có đường dây nóng để tiếp nhận thông tin về các nạn nhân và thông tin cảnh báo khác".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, với sự phối hợp của các cơ quan trong nước và phía Campuchia, cho tới nay, các cơ quan hai bên đã đưa về nước khoảng 400 trường hợp, hướng dẫn can thiệp và hỗ trợ pháp lý khoảng 1.500 trường hợp công dân gặp khó khăn trong xuất cảnh, đi lại, gia hạn cư trú hay vi phạm quy định của nước sở tại.

Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện ở nước ngoài sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan trong nước và Campuchia để tăng cường điều tra, kịp thời xử lý các vụ việc phát sinh, sớm đẩy lùi tình trạng này.

Nỗ lực tái tạo và phát triển bền vững đàn yến trên đảo Cù Lao Chàm Nỗ lực tái tạo và phát triển bền vững đàn yến trên đảo Cù Lao Chàm
Từ năm 2016 đến nay, đàn chim yến trên đảo Cù Lao Chàm, thuộc xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, ngày càng có dấu hiệu sụt giảm.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào
Chiều ngày 3/7, nhân dịp tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mekong – Lan Thương lần thứ 7 tại Bagan, Myanmar, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith.

Khang Anh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/no-luc-bao-ho-nguoi-viet-bi-cuong-buc-lao-dong-tai-campuchia-171717.html

In bài viết