Khẳng định thương hiệu cà phê chất lượng cao tại tỉnh Lâm Đồng

17:20 | 06/07/2022

Ngày 06/7 tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, sự kiện “Trải nghiệm Hương vị Cà phê đặc sản 2022” đã thu hút hơn 200 khách mời đến từ Tổng cục Lâm nghiệp, các Sở ban ngành, đại diện Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV tại Việt Nam; đại diện các tập đoàn, công ty rang xay cà phê trong nước và quốc tế, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam…
Thủ tướng yêu cầu nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai Thủ tướng yêu cầu nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai
Thủ tướng yêu cầu tập trung nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo, thiên tai; đầu tư hiện đại hóa công nghệ quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn theo hướng tích hợp, đồng bộ, tự động hóa, đặc biệt là dự báo mưa, lũ, khí tượng thủy văn biển...
Nâng cao hiệu quả, chất lượng của doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội chợ CAEXPO 19 Nâng cao hiệu quả, chất lượng của doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội chợ CAEXPO 19
Sáng 23/6, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh Đỗ Nam Trung đã tiếp Tiến sĩ Vi Triều Huy, tân Tổng thư ký Ban thư ký Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO), trao đổi về các biện pháp nâng cao hiệu quả và chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội chợ CAEXPO 19 sẽ được tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây vào tháng 9/2022.

Sự kiện bao gồm Khai trương Điểm dừng chân Trải nghiệm Cà phê Tám Trình; Giới thiệu Dự án “Cà phê Nông lâm kết hợp và cải thiện rừng cho REDD+ ở Lâm Đồng” giai đoạn II; và các hoạt động trải nghiệm thú vị nhằm quảng bá thương hiệu cà phê chất lượng cao tại tỉnh Lâm Đồng, trong đó có phần thi thử nếm cà phê (cupping) với sự tham gia nhiệt tình của các công ty cà phê nằm trong chuỗi liên kết cà phê Tám Trình và Dự án Café-REDD.

Quang cảnh sự kiện “Trải nghiệm Hương vị Cà phê đặc sản 2022”.
Quang cảnh sự kiện “Trải nghiệm Hương vị Cà phê đặc sản 2022”.

Trong hơn 30 năm, Tám Trình nuôi dưỡng các mối quan hệ bền chặt với hơn 3.000 hộ nông dân địa phương, giúp cuộc sống người nông dân được tốt đẹp và bền vững hơn. Đó cũng là nền tảng để Tám Trình chinh phục được những khách hàng ở các thị trường khó tính trên thế giới như Châu Âu, Nga, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Sự ra đời của Điểm Dừng chân Trải nghiệm Cà phê Tám Trình là một trong những dấu mốc mới nằm trong hành trình khép kín của mô hình “Farm to Cup” (mô hình sản xuất từ nông trại đến ly cà phê) nhằm quảng bá giới thiệu và nâng tầm giá trị hạt Cà phê của Lâm Đồng nói riêng và Việt Nam nói chung đến với thế giới.

Dự án “Cà phê Nông lâm kết hợp và nâng cao chất lượng rừng cho REDD+ ở Lâm Đồng”

Từ 2019, với sự quan tâm và chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng và UBND huyện Lạc Dương, Dự án Café-REDD đã tiến hành các hoạt động xây dựng và phát triển các chuỗi giá trị cà phê thông qua việc thành lập các tổ hợp tác sản xuất và kết nối doanh nghiệp liên kết. Trong suốt giai đoạn này, các công ty cà phê Tám Trình, The Married Beans, HTX Cà phê Chappi, K’Ho Coffee, ACOM, Yumonang… đã là những đơn vị đi đầu trong việc phối hợp cùng dự án để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cà phê cho người dân, sát cánh cùng các tổ hợp tác, đào tạo, hỗ trợ về kĩ thuật và thu mua sản phẩm của tất cả các hộ đăng kí.

Tám Trình xây dựng trải nghiệm mô hình khép kín sản xuất để bạn được thưởng thức và tìm hiểu sâu hơn về cà phê đầy đủ với quy trình từ Nông trại đến ly cà phê chất lượng.
Tám Trình xây dựng trải nghiệm mô hình khép kín sản xuất để bạn được thưởng thức và tìm hiểu sâu hơn về cà phê đầy đủ với quy trình từ Nông trại đến ly cà phê chất lượng.

Đồng thời, Dự án Café-REDD đã cung cấp hơn nửa triệu cây giống cà phê và các cây trồng xen (mắc ca, cây hồng) cho hàng ngàn hộ gia đình ở Lạc Dương để thực hành mô hình cà phê nông-lâm kết hợp, cung cấp các khóa đào tạo về sản xuất cà phê bền vững, truy xuất nguồn gốc cũng như các máy móc và trang thiết bị cho các tổ hợp tác. Hệ thống truy xuất nguồn gốc tích hợp các công nghệ thông tin, kĩ thuật số tiên tiến cũng đã được áp dụng với các công ty tham gia vào dự án như Tám Trình, The Married Beans, K’Ho, Chappi Mountains Coffee và Yumonang, cho phép người tiêu dùng có thể truy xuất các thông tin từ trang trại tới sản phẩm cà phê cuối cùng.

Bên cạnh đó, Dự án Café-REDD cũng tổ chức những hoạt động nhằm kết nối các doanh nghiệp để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cà phê cho người dân, hướng tới sản xuất cà phê bền vững mà không làm mất rừng, đồng thời kết hợp với các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng cà phê góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát triển sinh kế và an sinh xã hội. Từ đó, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lạc Dương.

Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế. Được thành lập tại Hà Lan vào năm 1965. SNV đã xây dựng mạng lưới tại 23 quốc gia tại Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh. Sử dụng cách tiếp cận dựa vào thị trường có trách nhiệm giới, SNV cam kết hỗ trợ giảm nghèo thông qua xúc tiến các giải pháp bền vững với môi trường cho người thu nhập thấp trong các lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng, nước sạch vệ sinh môi trường với các chương trình tích hợp về ứng phó với Biến đổi khí hậu, Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD+), Tăng quyền năng kinh tế phụ nữ,… SNV đã làm việc tại Việt Nam từ năm 1995 và hiện có hơn 40 chuyên gia trong nước và quốc tế. SNV Việt Nam hoạt động từ một trụ sở tại Hà Nội và các dự án tại hơn 50 tỉnh thành trong cả nước, bao gồm cả các vùng nghèo và hẻo lánh nhất.

Trang web: snv.org/country/vietnam

Dự án “Cà phê Nông-Lâm kết hợp và tăng cường chất lượng rừng cho REDD+ ở tỉnh Lâm Đồng” (Café-REDD) do Tổ chức Sáng kiến Khí hậu Quốc tế (ICI) thuộc Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên, An toàn Hạt nhân, và Bảo vệ người tiêu dùng (BMUV) Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV. Trong thời gian thực hiện giai đoạn I, Dự án Café-REDD đã phối hợp chặt chẽ với các công ty cà phê, bà con nông dân mà đa số là đồng bào dân tộc thiểu số và chính quyền địa phương ở huyện Lạc Dương để thiết lập các chuỗi cà phê bao trùm, trong đó lấy việc sản xuất cà phê bền vững không mất rừng là mục tiêu quan trọng kết hợp với các hoạt động nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê và chất lượng cà phê.

Trang web: https://snv.org/project/coffee-agroforestry-and-forest-enhancement-redd-cafe-redd

ASEAN và Hoa Kỳ khẳng định phối hợp chặt chẽ, đóng góp duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực ASEAN và Hoa Kỳ khẳng định phối hợp chặt chẽ, đóng góp duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực
Hàng Việt chất lượng cao đắt hàng tại vùng biên giới Hàng Việt chất lượng cao đắt hàng tại vùng biên giới

PV

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/khang-dinh-thuong-hieu-ca-phe-chat-luong-cao-tai-tinh-lam-dong-171631.html

In bài viết