Chung tay bảo vệ trẻ em và phụ nữ

23:04 | 05/07/2022

Ngày 5/7 tại Hà Nội, Chiến dịch Trái tim xanh 2022 được tái khởi động với thông điệp “không khoan nhượng với tình trạng bạo lực đối với trẻ em và phụ nữ” nhằm kêu gọi người dân hành động, ứng phó với tình trạng bạo lực gia tăng đối với trẻ em và phụ nữ.
Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em
"Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai" là thông điệp nhắc nhở công tác chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em, mầm non tương lai đất nước, cần được thực hiện mọi lúc, mọi nơi để tất cả trẻ em đều có một tuổi thơ tươi vui, một tương lai tốt đẹp nhất.
Tập huấn về bảo vệ trẻ em cho 35 học sinh Thanh Hoá Tập huấn về bảo vệ trẻ em cho 35 học sinh Thanh Hoá
35 trẻ nòng cốt tại xã Điền Thượng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá tham gia lớp tập huấn với các chủ đề liên quan đến bảo vệ trẻ em.

Chiến dịch do Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF); Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA); Cơ quan Liên Hợp Quốc vì Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women); Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội; Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc tổ chức.

Các đại biểu dự Lễ khởi động chiến dịch.
Các đại biểu dự Lễ khởi động chiến dịch.

Theo đó, Chiến dịch Trái tim xanh năm 2022 khẩn thiết kêu gọi sự quan tâm và hỗ trợ của cộng đồng để tạo ra môi trường không có bạo lực trong gia đình, trường học, trong cộng đồng và trên mạng internet. Sáng kiến này được xây dựng dựa trên chiến dịch năm 2020 nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và thay đổi hành vi của cá nhân và xã hội, giúp ngăn chặn bạo lực trước khi nó bắt đầu.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà cho biết, những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã và đang nỗ lực không ngừng trong việc chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, đặc biệt quan tâm đến những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đối với con người. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn đang diễn ra và chỉ có thể giải quyết được khi có sự chung sức, đồng lòng của tất cả các thành viên trong xã hội, các tổ chức và các cơ quan có trách nhiệm. Việt Nam đã và đang nhận được sự hỗ trợ to lớn từ các cơ quan Liên hợp quốc và Chính phủ Australia trong lĩnh vực này.

Môi trường không có bạo lực cần có thật nhiều tiếng nói cùng lên tiếng và phản đối bạo lực dưới mọi hình thức đến từ các cá nhân, bậc cha mẹ, các thành viên trong gia đình, trẻ em và thanh thiếu niên, giáo viên, hàng xóm, lãnh đạo cộng đồng, các nhà hoạch định chính sách và những người có tầm ảnh hưởng - đủ mạnh để tạo động lực làm thay đổi cách các tồn đọng là rào cản trong việc Việt Nam đối mặt với vấn nạn bạo lực xảy ra ở mọi tầng lớp xã hội.

Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam Rana Flowers.
Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam Rana Flowers.

Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam Rana Flowers nhấn mạnh: "Chỉ khi mọi người xích lại gần nhau và lên tiếng rằng bạo lực là không thể chấp nhận được, chúng ta mới có thể khiến thứ vô hình trở nên hữu hình. Sáng kiến ​​này kêu gọi người dân, các nhà làm luật và chính phủ lên tiếng mạnh mẽ hơn trong việc chống lại bạo lực".

Hiện nay, các yếu tố nguy cơ dẫn tới bạo lực, xâm hại và bóc lột càng trở nên trầm trọng hơn do các tác động kinh tế - xã hội của đại dịch Covid-19. Bạo lực thể xác, tình dục và tinh thần trong gia đình, trường học, và trên mạng đang xảy ra đối với hàng triệu trẻ em, kể cả ở Việt Nam. Trong khi đó, có sự cạnh tranh về ưu tiên trong quá trình phục hồi sau đại dịch Covid-19 và không gian tài khóa đang bị thu hẹp. Tuy nhiên, việc chấm dứt bạo lực đối với trẻ em và phụ nữ phải được ưu tiên.

Trưởng Đại diện UN Women Elisa Fernandez Saenz cũng cho rằng: "Mỗi người chúng ta đều có vai trò lên tiếng. Hãy biến những cảm hứng lan truyền của lễ phát động ngày hôm nay thành hành động cụ thể nhằm chấm dứt tất cả các hình thức bạo lực trẻ em và phụ nữ. Hãy tôn trọng tất cả phụ nữ và trẻ em, lắng nghe ý kiến của họ, hãy lên tiếng và tìm kiếm hoặc cung cấp sự hỗ trợ khi bạn chứng kiến bạo lực trẻ em và phụ nữ, và cùng lan tỏa thông điệp của chiến dịch đến nhiều người hơn".

Lễ khởi động được tổ chức tại Hà Nội, bao gồm một loạt các hoạt động như triển lãm tương tác mở cửa cho người dân giúp khám phá các khía cạnh tâm lý xã hội của bạo lực và cách giải quyết bạo lực. Những người tiên phong vận động như Hoa hậu Hoàn vũ 2017 H’Hen Niê, ca sĩ Hoàng Bách, Duy Khoa, MC Trang Moon đã trở lại với chiến dịch năm nay để phát huy sức mạnh lan tỏa cho chiến dịch.

Trên toàn cầu, mỗi năm có một tỷ đứa trẻ phải hứng chịu bạo lực không hình thức này thì là hình thức khác. Khảo sát Chỉ số Mục tiêu Phát triển Bền vững của Việt Nam về Trẻ em và Phụ nữ năm 2020-2021 chỉ ra rằng hơn 72% trẻ em trong độ tuổi từ 10 đến 14 đã từng bị kỷ luật bạo lực. Trong đó có 39% trẻ em bị bạo lực tinh thần, bị xâm hại thể chất (47%), xâm hại tình dục (20%) và bị bỏ bê (29%).

Theo khảo sát quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam của UNFPA năm 2019, 62,9% phụ nữ ở Việt Nam trong đời đã từng chịu một hoặc nhiều hơn các hình thức bạo lực thân thể, tình dục, tình cảm và kinh tế cũng như hành vi kiểm soát của người chồng. Đáng chú ý, bạo lực phụ nữ góp phần làm thâm hụt 1,81% GDP của quốc gia.

Phòng chống bạo lực thân thể trẻ em trong gia đình và trường học Phòng chống bạo lực thân thể trẻ em trong gia đình và trường học
“Phù thủy của những bàn tay” trở lại Việt Nam phẫu thuật cho trẻ em nghèo “Phù thủy của những bàn tay” trở lại Việt Nam phẫu thuật cho trẻ em nghèo

Hạnh Trần

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/chung-tay-bao-ve-tre-em-va-phu-nu-171590.html

In bài viết