Việt Nam đứng thứ 2 về lạm phát nhiên liệu trong khối các nước Asean

20:01 | 28/06/2022

Tính đến tháng 1/2022, lạm phát nhiên liệu ở Thái Lan tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước, chiếm vị trí cao nhất trong khối các nước ASEAN-6. Kế đến là Việt Nam với mức khoảng 15%.
Lạm phát năm 2022 của Việt Nam được dự báo sẽ giảm xuống mức 3,5% Lạm phát năm 2022 của Việt Nam được dự báo sẽ giảm xuống mức 3,5%
Xăng tăng giá, xe ga tiết kiệm nhiên liệu đáng mua nhất Xăng tăng giá, xe ga tiết kiệm nhiên liệu đáng mua nhất

Việt Nam đứng thứ 2 về lạm phát nhiên liệu trong khối các nước Asean
Lạm phát năng lượng khu vực Asean đang có xu hướng tăng. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, tỷ trọng nhiên liệu trong Danh mục hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng phổ biến của người dân (còn được gọi là Danh mục hàng hóa và dịch vụ đại diện hay là “rổ” hàng hóa) về chỉ số tiêu dùng (CPI) của Việt Nam không cao đã giúp kiểm soát mức tăng chung của lạm phát toàn phần tính tới thời điểm này.

Trong vòng 1 năm qua, lạm phát ở khối ASEAN chưa phải vấn đề đáng lo ngại. Song, trong những tháng đầu năm 2022, lạm phát khu vực này có chiều hướng tăng, nguyên nhân chính được chỉ ra là do vấn đề giá năng lượng tăng cao.

Theo báo cáo của Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải, Trung Quốc (HSBC), trừ Malaysia và Indonesia, các nền kinh tế còn lại trong khối ASEAN-6 đều là những quốc gia nhập khẩu ròng năng lượng. Mức độ tác động của năng lượng lại không đồng đều, tùy thuộc vào sự điều chỉnh giá của mỗi nước và mức thuế áp lên nhiên liệu.

Theo HSBC, tỷ trọng nhiên liệu trong rổ CPI của Việt Nam và Singapore chỉ ở mức gần 10%. Đối với Singapore, lạm phát là do chịu áp lực nhiều từ nhu cầu tăng lương, thị trường lao động gia tăng và giá năng lượng tăng cao là nguyên nhân đẩy giá các mặt hàng cơ bản tăng lên.

Trong khi đó, tại Việt Nam, lạm phát năng lượng đã kéo dài một thời gian. Trước “sức ép” giá dầu thế giới tăng và nguồn cung xăng dầu trong nước thiếu hụt càng khiến tình trạng khan hiếm năng lượng của Việt Nam thêm nghiêm trọng.

Hơn nữa, từ tháng 1/2022, nhà máy lọc hóa dầu lớn nhất Việt Nam - Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã giảm công suất và gần như không hoạt động vào tháng 2. Hiện nay, cũng chỉ mới cam kết cung cấp Quý II hơn 1,83 triệu m3. Tuy nhiên, vẫn phụ thuộc vào việc triển khai các giải pháp tài chính của Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP).

Trong khi tỷ trọng nhiên liệu trong rổ CPI của Malaysia chiếm hơn 16%. Do vậy, HSBC đánh giá Malaysia kiểm soát lạm phát năng lượng tốt hơn so với các quốc gia khác trong khu vực. Một trong các giải pháp của năm 2022, chính phủ nước này có kế hoạch chi 28 tỷ MYR (tương đương khoảng 6,7 tỷ USD) chỉ dành riêng cho trợ cấp nhiên liệu, gấp đôi năm 2021. Ngoài ra, đây cũng là nước xuất khẩu ròng dầu mỏ và khí đốt trong khối ASEAN nên nguồn thu từ xuất khẩu giúp chính sách trợ cấp năng lượng ổn định hơn.

Ở chiều ngược lại, lạm phát ở Philippines đã tăng lên 20% trong 4 tháng đầu năm 2022. Nhằm giúp người dân đối phó với tình hình đó, Chính phủ quốc gia này đã trợ cấp nhiên liệu cho lái xe phương tiện công cộng 6.500 PHP/người (tương đương khoảng 120 USD). Bộ Năng lượng nước này cũng hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp dầu mỏ tư nhân để đàm phán giảm giá cho ngành vận tải công cộng từ 1-4 PHP/lít xăng.

Đặc biệt, theo HSBC, Thái Lan là nước phải đối mặt với tình trạng giá năng lượng tăng mạnh nhất, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí vận tải khiến giá cả tăng cao, làm lạm phát tại quốc gia này trong tháng 3/2022 đạt đỉnh kỷ lục trong vòng 13 năm qua. Áp lực tiếp tục gia tăng khi Quỹ xăng dầu tại quốc gia này cạn kiệt nghiêm trọng. Do đó, Chính phủ Thái Lan đưa ra chính sách hỗ trợ, trợ cấp tiền mặt cho hộ nghèo mua khí đốt nấu nướng, giảm tiền điện và giảm thêm thuế tiêu thụ dầu diesel.

Giá xăng trung bình ở Mỹ cao kỷ lục, lần đầu vượt 5 USD/gallon Giá xăng trung bình ở Mỹ cao kỷ lục, lần đầu vượt 5 USD/gallon
Tháng 5/2022: lạm phát tại Mỹ cao nhất trong hơn 40 năm Tháng 5/2022: lạm phát tại Mỹ cao nhất trong hơn 40 năm

Lê Thị Mỹ Hoa, Viện Kinh tế và Pháp luật Quốc tế (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam – VUSTA)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/viet-nam-dung-thu-2-ve-lam-phat-nhien-lieu-trong-khoi-cac-nuoc-asean-171163.html

In bài viết