15.822 trẻ được tuyên truyền về các hình thức xâm hại trẻ em

17:18 | 24/06/2022

Ngày 24/6 ChildFund Việt Nam phối hợp với các đối tác địa phương tổ chức Hội thảo “Nâng cao hiệu quả hệ thống bảo vệ trẻ em” tới các đại biểu đến từ Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH), các Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hòa Bình, Bắc Kạn, Cao Bằng và các Tổ chức trong nước và quốc tế có liên quan tới công tác bảo vệ trẻ em tại Việt Nam.
World Vision Việt Nam trang bị kiến thức bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng World Vision Việt Nam trang bị kiến thức bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
World Vision Việt Nam vừa phối hợp với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa), Hội Phụ nữ huyện và Ban Quản lý Dự án các địa phương tổ chức Hội thi “Tìm hiểu các kiến thức về Phòng chống bạo lực, xâm hại và An toàn khi sử dụng mạng Internet cho trẻ em”.
Tập huấn về bảo vệ trẻ em cho 35 học sinh Thanh Hoá Tập huấn về bảo vệ trẻ em cho 35 học sinh Thanh Hoá
35 trẻ nòng cốt tại xã Điền Thượng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá tham gia lớp tập huấn với các chủ đề liên quan đến bảo vệ trẻ em.

Dự án phù hợp, đáp ứng được nhu cầu địa phương

Dự án “Nâng cao hiệu quả hệ thống bảo vệ trẻ em” do ChildFund Việt Nam hỗ trợ được triển khai tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng và các huyện Ngân sơn, Na Rì, tỉnh Bắc Kạn từ tháng 11/2019 đến tháng 6/2022.

Sau ba năm thực hiện, dự án đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ: 6 tổ dự án cấp huyện và 36 Ban bảo vệ trẻ em/Nhóm thường trực bảo vệ trẻ em cấp xã được thành lập và 29 người làm công tác bảo vệ trẻ em được tập huấn/kiểm huấn nâng cao năng lực. 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (HCĐB) và trẻ em có nguy cơ rơi vào HCĐB được rà soát, quản lý và hỗ trợ. 2.623 cha mẹ/người chăm sóc trẻ em được tham gia các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về phòng, chống xâm hại và bảo vệ trẻ em.

15.822 trẻ được tuyên truyền về các hình thức xâm hại trẻ em
Quang cảnh hội thảo.

15.822 trẻ em (trong đó có 8.069 trẻ em gái) được tuyên truyền về các hình thức xâm hại trẻ em thông qua 62 sự kiện truyền thông. 170 đầu mối bảo vệ trẻ em là các giáo viên trong trường học có khả năng nhận biết và phát hiện các trường hợp quan ngại của trẻ.

Nhóm thường trực bảo vệ trẻ em Đồng Xá, Na Rì, Bắc Kạn chia sẻ: "Dự án rất phù hợp, đáp ứng được nhu cầu địa phương về thúc đẩy quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em. Chúng tôi là xã xa xôi, trước đây trẻ em cứ sinh ra và lớn lên theo bản năng. Trước khi có dự án khi có trường hợp (xâm hại) xảy ra, chúng tôi lúng túng không biết xử lý thế nào. Từ khi có dự án hỗ trợ, nhóm thường trực được thành lập và đi vào hoạt động hiệu quả. Bây giờ được tập huấn nâng cao năng lực rồi thì các thành viên có thể hiểu rõ vài trò trách nhiệm của mình, làm tốt việc thăm nắm tình hình gia đình và trẻ em. Nếu có trường hợp nào xảy ra thì chúng tôi cũng có thể xử lý kịp thời".

Nhóm trẻ em xã Kim Đồng, Quảng Hoà, Cao Bằng chia sẻ: "Chúng em được tập huấn để nhận biết hành vi xâm hại phòng ngừa tai nạn thương tích... Chúng em cũng tham gia các hoạt động khác như thi vẽ tranh, biểu diễn văn nghệ về phòng ngừa xâm hại trẻ em, trả lời câu hỏi, diễn đàn trẻ em. Cô Phương (giáo viên) tập huấn và tổ chức hoạt động ở trường cho chúng em. Tham gia những hoạt động đó, chúng em rất thích vì vui, được ăn kẹo nữa".

Trong buổi Hội thảo, đại diện nhóm tư vấn độc lập, đối tác kỹ thuật dự án, đối tác địa phương và các đại biểu cùng nhau trao đổi về các kết quả của dự án, đánh giá tính hiệu quả, bền vững của dự án và đưa ra những khuyến nghị giúp ChildFund và đối tác địa phương xây dựng dự án phù hợp cho giai đoạn tiếp theo.

15.822 trẻ được tuyên truyền về các hình thức xâm hại trẻ em
Hội thảo có sự tham gia của Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH), các Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hòa Bình, Bắc Kạn, Cao Bằng và các Tổ chức trong nước và quốc tế có liên quan tới công tác bảo vệ trẻ em tại Việt Nam.

Thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Tại Hội thảo, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em có phần chia sẻ về định hướng của Cục Trẻ em về công tác bảo vệ trẻ em và hệ thống bảo vệ trẻ em, khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ bảo vệ trẻ em.

Đồng thời Cục trưởng đưa ra các khuyến nghị về ưu tiên hợp tác của ChildFund cấp trung ương. Theo đó, cần tiếp tục đầu tư triển khai các mục tiêu về bảo vệ quyền và an toàn cho trẻ em. Xây dựng mô hình cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em trong tình trạng khẩn cấp và khủng hoảng (dịch bệnh, thiên tai). Hỗ trợ hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm với các quốc gia, tổ chức làm tốt 3 ưu tiên nói trên. Thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Đồng thời, duy trì, mở rộng các dịch vụ, mô hình, dự án tại các vùng dự án của ChildFund, trọng tâm là mô hình bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng thông qua dịch vụ hỗ trợ báo cáo quan ngại về an toàn của trẻ em.

15.822 trẻ được tuyên truyền về các hình thức xâm hại trẻ em
Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em phát biểu tại hội thảo.

Xây dựng mô hình dịch vụ tích hợp hoặc mạng lưới phối hợp/ lồng ghép dịch vụ/ hoạt động phát triển toàn diện trẻ em và bảo vệ trẻ em tại tuyến xã lấy gia đình, lớp học, cộng đồng dân cư (thôn, bản) làm trọng tâm cung cấp dịch vụ.

Tăng cường giáo dục làm cha mẹ, trọng tâm kiến thức, kỹ năng về phát triển toàn diện trẻ em giai đoạn đầu đời, chăm sóc sức khỏe tâm thần và bảo vệ trẻ em thông qua truyền thông và các gói dịch vụ cho gia đình, cộng đồng. Các hoạt động bảo vệ, chăm sóc cho trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, khuyết tật và di cư.

Thúc đẩy cam kết của chính quyền địa phương về đối ứng, bố trí nguồn lực (tài chính và nhân lực) để bảo đảm tính bền vững của các dự án ChildFund tại địa phương. Hợp tác đẩy mạnh công tác bảo vệ trẻ em trong trường học đồng thời củng cố các hoạt động thực hành quyền/sự tham gia thực chất và sáng tạo của trẻ em nói chung và trong môi trường giáo dục/ trường học nói riêng.

15.822 trẻ được tuyên truyền về các hình thức xâm hại trẻ em
Các đại biểu chụp ảnh kỉ niệm.

Đại diện ChildFund Việt Nam, ông Lê Ngọc Bảo, Trưởng nhóm Chuyên gia Quyền Trẻ em và BVTE trình bày về các điểm mới trong thiết kế dự án bảo vệ trẻ em tại ba tỉnh trong giai đoạn sắp tới, sẵn sàng tiếp thu các ý kiến đóng góp xây dựng của hội thảo..

Trẻ em các nước được tổ chức ngày Quốc tế Thiếu nhi như thế nào? Trẻ em các nước được tổ chức ngày Quốc tế Thiếu nhi như thế nào?
Năm 1925, Hội nghị Thế giới vì hạnh phúc trẻ em tại Geneva, Thụy Sĩ tuyên bố lấy 1/6 hằng năm làm Ngày Quốc tế Thiếu nhi.
Hãy lên tiếng để bảo vệ trẻ em Hãy lên tiếng để bảo vệ trẻ em
Thống kê của Cục Trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho thấy, chỉ trong ba tháng đầu năm, cả nước đã có 147 trẻ bị xâm hại, tăng 30 em so quý I/2021, trong đó có các trường hợp bị bạo lực, xâm hại tình dục, bị bắt cóc, mất tích hoặc bị bỏ rơi...; Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã tiếp nhận hơn 202.000 cuộc gọi, tư vấn khoảng 10.600 ca (tăng hơn 45% so cùng kỳ năm 2021).

Phạm Lý

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/15822-tre-duoc-tuyen-truyen-ve-cac-hinh-thuc-xam-hai-tre-em-170924.html

In bài viết