40 năm bảo tồn và phát triển bền vững giá trị di sản Huế

17:58 | 10/06/2022

Ngày 10/6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập (10/6/1982 - 10/6/2022), đánh dấu một chặng đường quan trọng trên hành trình phục hồi và phát triển các giá trị di sản vật thể và phi vật thể của triều Nguyễn được Tổ chức UNESCO vinh danh.
Việt Nam ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển bền vững Việt Nam ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển bền vững
Xây dựng nền kinh tế phát triển năng động, nhanh và bền vững Xây dựng nền kinh tế phát triển năng động, nhanh và bền vững

40 năm trước, Di sản Cố đô Huế đang đứng trước nguy cơ đứng bên bờ vực bị xoá sổ. Lãnh đạo tỉnh lúc bấy giờ đã kịp thời đề ra giải pháp để cứu vãn Di sản Huế, đầu tiên là quyết định thành lập một đơn vị chuyên môn để tham mưu cho lãnh đạo tỉnh trong việc lập kế hoạch phục hưng, cứu vãn Di sản Cố đô Huế và chính từ đó Công ty Quản lý Di tích lịch sử và Văn hóa Huế, tiền thân của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế ngày nay được thành lập.

Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, công cuộc bảo tồn di tích dần đạt kết quả quan trọng. Từ năm 1996 đến nay, 170 hạng mục công trình được bảo tồn, trùng tu với hơn 2.000 tỷ đồng, được các nhà khoa học trong nước và quốc tế đánh giá cao, đem lại hiệu quả tích cực về kinh tế - xã hội.

40 năm bảo tồn và phát triển bền vững giá trị di sản Huế
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tặng hoa chúc mừng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, Di sản văn hóa Huế đã vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp và đang từng bước hồi sinh diện mạo ban đầu của một Cố đô lịch sử. Công cuộc bảo tồn di tích Huế chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững.

Đến nay, Huế tự hào đã có 5 di sản được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, đó là: Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế.

Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Trần Đình Thành nhấn mạnh, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế được xem là đơn vị đi đầu cả nước và là hình mẫu về công tác bảo tồn, trùng tu di tích. Di sản Huế với thương hiệu "1 điểm đến 5 di sản" đã và đang trở thành một thương hiệu của du lịch Việt Nam, một lựa chọn hàng đầu của du khác trong và ngoài nước.

40 năm bảo tồn và phát triển bền vững giá trị di sản Huế
Khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản Huế. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

Trong giai đoạn sắp tới, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương mong muốn rằng, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cần tiếp tục nỗ lực phấn đấu, phát huy hơn nữa những gì đã đạt được. Sáng tạo và tham mưu cho lãnh đạo tỉnh nhiều giải pháp nhằm phát huy giá trị Di sản Huế, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của tỉnh. Đặc biệt, cùng lãnh đạo tỉnh và nhân dân trong toàn tỉnh quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị nhằm xây dựng thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế và bản sắc Văn hóa Huế.

Ngày hội Sen Huế 2022: Tôn vinh giá trị tinh hoa của đất trờiNgày hội Sen Huế 2022: Tôn vinh giá trị tinh hoa của đất trời
Việt Nam - Thụy Điển tăng cường hợp tác về lĩnh vực phát triển bền vữngViệt Nam - Thụy Điển tăng cường hợp tác về lĩnh vực phát triển bền vững

Hạnh Trần (t/h)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/40-nam-bao-ton-va-phat-trien-ben-vung-gia-tri-di-san-hue-170065.html

In bài viết