Việt Nam đang giám sát chặt chẽ để ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập

22:12 | 23/05/2022

Các cơ quan chức năng của Việt Nam hiện vẫn đang giám sát chặt chẽ bệnh đậu mùa khỉ để ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập.
Bệnh đậu mùa khỉ hiếm gặp đang lây lan ở Châu Âu và Mỹ Bệnh đậu mùa khỉ hiếm gặp đang lây lan ở Châu Âu và Mỹ
USAID viện trợ hơn 1.000 túi nhu yếu phẩm cho người dân Đà Nẵng bị ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 USAID viện trợ hơn 1.000 túi nhu yếu phẩm cho người dân Đà Nẵng bị ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19

Bộ Y tế cho biết, theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, tính đến ngày 21/5, đã có 92 ca bệnh đậu mùa khỉ được xác nhận và 28 ca nghi nhiễm được báo cáo ở 12 quốc gia, trong đó có Anh, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Canada, Bỉ, Đức, Australia, Mỹ...

Liên quan tới bệnh đậu mùa khỉ đang xuất hiện tại một số quốc gia trên thế giới với nhiều người mắc, đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, các đơn vị chức năng trong nước hiện vẫn đang giám sát chặt chẽ căn bệnh này để ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập; Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới kịp thời cập nhật các thông tin về căn bệnh và các biện pháp ứng phó.

Bộ Y tế đang giám sát chặt chẽ để ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết các đơn vị đang theo dõi, giám sát chặt chẽ căn bệnh này để ngăn ngừa bệnh xâm nhập.

Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ), bệnh đậu mùa khỉ lần đầu được phát hiện vào năm 1958. Ca bệnh đầu tiên trên người được ghi nhận vào năm 1970 tại Congo. Từ đó, các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận ở người tại các quốc gia Trung và Tây Phi.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, các cuộc điều tra dịch tễ vẫn đang được tiến hành; dự đoán sẽ có nhiều trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ được xác định do việc giám sát mở rộng ở các nước không có dịch bệnh. Các bằng chứng hiện có cho thấy những người có nguy cơ cao nhất là những người đã tiếp xúc gần với người bị bệnh đậu mùa khỉ khi họ đang có triệu chứng.

Bệnh đậu mùa khỉ có liên quan tới bệnh đậu mùa vốn đã được xóa sổ vào năm 1980. Bệnh đậu mùa khỉ khó lây hơn, triệu chứng nhẹ hơn và tỷ lệ tử vong thấp hơn so với đậu mùa.

Bệnh thường kéo dài từ 2-4 tuần và các triệu chứng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể từ 5-21 ngày sau khi nhiễm virus. Các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ lúc khởi phát thường là sốt, nhức đầu, đau cơ, đau lưng, ớn lạnh, kiệt sức và sưng hạch bạch huyết.

Sự khác biệt chính giữa các triệu chứng của bệnh đậu mùa và bệnh đậu mùa khỉ là bệnh đậu mùa khỉ làm cho các hạch bạch huyết sưng lên trong khi bệnh đậu mùa thì không. Thời kỳ ủ bệnh (thời gian từ khi nhiễm bệnh đến khi có triệu chứng) đối với bệnh đậu mùa khỉ thường là 7-14 ngày nhưng có thể 5-21 ngày. Đậu mùa khỉ hiếm khi xảy ra bên ngoài châu Phi, do vậy, đợt bùng phát hiện nay ở châu Âu đang gây lo ngại.

Các bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ ở Anh đã nhiễm virus tại Tây Phi, được các quan chức y tế cho biết khá nhẹ so với ở ổ dịch Tây Phi và có tỷ lệ tử vong chỉ khoảng 1%. Mặc dù triệu chứng nhẹ hơn đậu mùa, bệnh đậu mùa khỉ được biết tới đã gây ra tỷ lệ tới 10% tử vong ở bệnh nhân nhiễm ổ dịch tại lòng chảo Congo, so với tỷ lệ 30% tử vong do đậu mùa, theo dữ liệu của Tổ chức y tế thế giới.

Tỷ lệ tử vong cao hơn ở trẻ em và thiếu niên, và những người có hệ miễn dịch suy giảm có nguy cơ bị bệnh nặng. Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo, mắc đậu mùa khỉ khi mang thai cũng dẫn tới biến chứng, truyền từ mẹ sang thai nhi, hoặc thai chết lưu...

Theo các nhà khoa học, bệnh đậu mùa khỉ trong đợt bùng phát này sẽ không thể tiến triển thành đại dịch như COVID-19. Hiện không có vaccine cụ thể nào cho bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, dữ liệu hiện có cho thấy vaccine phòng bệnh đậu mùa có hiệu quả chống lại bệnh này đến 85%.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, một người có thể mắc bệnh đậu mùa khỉ từ vết cắn hoặc vết xước của động vật bị nhiễm bệnh khi ăn thịt thú rừng, tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh hoặc chạm vào giường hoặc quần áo bị ô nhiễm.

Virus xâm nhập vào cơ thể qua các tổn thương ở da, đường hô hấp hoặc niêm mạc mắt, mũi, miệng. Việc lây truyền từ người sang người được cho là chủ yếu xảy ra qua các giọt bắn đường hô hấp lớn, thường không thể di chuyển quá vài mét, vì vậy cần phải tiếp xúc trực tiếp lâu dài mới có nguy cơ lây bệnh.

Nhiều chuyên gia Anh bình luận về đợt bùng phát gần đây ở Anh cho biết, còn quá sớm để kết luận rằng bệnh đậu khỉ đã lây lan qua quan hệ tình dục, nhưng đó là một khả năng.

Hà Nội: Tăng cường việc kiểm soát dịch bệnh COVID-19

Hà Nội: Tăng cường việc kiểm soát dịch bệnh COVID-19

Trước thực trạng số ca mắc COVID-19 trên cả nước nói chung và Thủ đô nói riêng liên tục tăng sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã ký công điện hỏa tốc số 01/CĐ-UBND ngày 18/2/2022 về việc tăng cường các biện pháp thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ triển khai bệnh án điện tử, đảm bảo phòng dịch Covid-19

Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ triển khai bệnh án điện tử, đảm bảo phòng dịch Covid-19

Thời gia qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã và đang tích cực chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh, đặc biệt việc triển khai bệnh án điện tử. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số đã nâng cao chất lượng của hoạt động khám chữa bệnh mà còn hỗ trợ tích cực để bệnh viện an toàn giữa dịch bệnh Covid-19, giúp người dân an tâm đến khám và điều trị.

Đông Phong

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/viet-nam-dang-giam-sat-chat-che-de-ngan-ngua-benh-dau-mua-khi-xam-nhap-168985.html

In bài viết