Có thể đóng thêm tiền để nhận mức thanh toán khám chữa bệnh từ BHYT cao hơn

08:58 | 13/05/2022

Mới đây, tại Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi (dự thảo lần 1) đề xuất thêm hình thức Bảo hiểm y tế bổ sung, mã thẻ theo số định danh cá nhân.
Đề xuất bổ sung đối tượng hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế Đề xuất bổ sung đối tượng hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Bộ Y tế tiếp nhận trang thiết bị y tế phòng chống dịch do hãng vận tải ZIM của Israel hỗ trợ Bộ Y tế tiếp nhận trang thiết bị y tế phòng chống dịch do hãng vận tải ZIM của Israel hỗ trợ
Sắp có thêm Bảo hiểm y tế bổ sung

Sắp có thêm Bảo hiểm y tế bổ sung, mã thẻ theo số định danh cá nhân

Như vậy, theo Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi, ngoài BHYT cơ bản, người dân có thể đóng thêm tiền để nhận quyền lợi thanh toán khám chữa bệnh từ BHYT cao hơn mức cơ bản. Cùng đó, mã thẻ BHYT là duy nhất, sẽ theo mỗi người suốt cuộc đời, và thêm Hội đồng quốc gia về BHYT do Bộ Y tế thường trực.

Khi có đủ điều kiện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng và trình Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội triển khai thực hiện các gói sản phẩm BHYT bổ sung, với sự tham gia của các doanh nghiệp bảo hiểm thương mại. Mức đóng - hưởng BHYT bổ sung theo hợp đồng giữa người tham gia và cơ quan/doanh nghiệp thực hiện. Quỹ BHYT bổ sung tự chủ hoàn toàn về tài chính, độc lập với Quỹ BHYT cơ bản.

Trường hợp có số thu lớn hơn số chi trong năm tài chính, Quỹ BHYT bổ sung dành 30% số kết dư để hỗ trợ mua bổ sung BHYT cho các đối tượng chính sách, khó khăn; trường thâm hụt, Quỹ BHYT tự điều chỉnh mức đóng, mức hưởng.

Về mã số BHYT, Dự luật đề xuất, mã gồm ký tự chữ (xác định quyền lợi hưởng) và số sẽ định danh cá nhân tham gia, trong đó các số cuối là duy nhất với mỗi người, liên thông hoặc sử dụng cùng mã định danh cá nhân, số căn cước công dân, mã số Bảo hiểm xã hội, không thay đổi với mỗi người.

Mã số BHYT được tích hợp liên thông với cơ sở sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Với quy định này, dự luật bỏ quy định liên quan tới cấp lại, đổi, thu hồi thẻ BHYT, các thay đổi nếu có sẽ được cập nhật trên cơ sở dữ liệu điện tử và thông báo cho người tham gia.

Đặc biệt, Bộ Y tế đề xuất lập Hội đồng quốc gia về BHYT (điều 8) do Chính phủ thành lập, trong đó bộ trưởng Bộ Y tế làm phó chủ tịch thường trực, chủ tịch hội đồng này do Thủ tướng quyết định. Nếu được thông qua, hội đồng này có thể tồn tại song song với Hội đồng quản lý Quỹ Bảo hiểm xã hội đang có (hiện quản lý cả Bảo hiểm xã hội, BHYT và Bảo hiểm thất nghiệp).

Hội đồng quốc gia về BHYT có chức năng tư vấn cho Chính phủ và các cơ quan liên quan trong hoạch định chính sách, pháp luật về BHYT, đề xuất mức đóng - hưởng BHYT; tư vấn về chính sách giá dịch vụ kỹ thuật y tế, thuốc, hóa chất, vật tư y tế do Quỹ BHYT thanh toán; tư vấn giải quyết những bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện pháp luật về BHYT...

Bộ Y tế đề xuất công nhận 7 loại giấy tờ để F0 điều trị tại nhà hưởng bảo hiểm xã hội Bộ Y tế đề xuất công nhận 7 loại giấy tờ để F0 điều trị tại nhà hưởng bảo hiểm xã hội
Thí điểm khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chip Thí điểm khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chip

Anh Vũ (T/H)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/co-the-dong-them-tien-de-nhan-muc-thanh-toan-kham-chua-benh-tu-bhyt-cao-hon-168295.html

In bài viết