Vận tải hàng không, đường sắt: Cháy vé

14:05 | 06/05/2022

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 cho thấy nhiều tín hiệu khả quan để ngành hàng không và đường sắt đã chuyển sang giai đoạn phục hồi sau dịch COVID-19. Trong bối cảnh dịch bệnh trong nước được kiểm soát tốt, mở cửa với khách quốc tế, ngành vận tải, đặc biệt là hàng không đặt nhiều kỳ vọng phát triển mạnh vào cao điểm hè sắp tới, dù nguồn khách quốc tế vẫn chưa nhiều.
Đường sắt giảm tới 30% giá vé tàu cho khách mua vé xa ngày tàu chạy Đường sắt giảm tới 30% giá vé tàu cho khách mua vé xa ngày tàu chạy
Nghỉ lễ 30/4-1/5: đường sắt chạy thêm tàu phục vụ người dân Nghỉ lễ 30/4-1/5: đường sắt chạy thêm tàu phục vụ người dân
Vận tải hàng không, đường sắt: Cháy vé ảnh 1
Tấp nập khách trở lại với hàng không sau 2 năm dịch COVID-19 hoành hành. Ảnh: Như Ý

Trong 4 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, Cảng Hàng không Quốc tế Phú Quốc (Kiên Giang) đón hơn 20 nghìn lượt khách mỗi ngày, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước. Với hàng không cả nước, số liệu Cục Hàng không cho thấy, dịp nghỉ lễ vừa qua (tính từ ngày 30/4 - 3/5), tổng lượng khách qua các sân bay hơn 1,1 triệu lượt, với trên 7,7 nghìn chuyến bay, gần bằng giai đoạn chưa có dịch COVID-19. Trong đó, riêng các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển hơn 486 nghìn lượt khách.

TS. Bùi Doãn Nề, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp hàng không Việt Nam cho rằng, hàng không sẽ bùng nổ trong năm nay với điểm tựa chính từ thị trường khách nội địa. Nước ta đã thay đổi cách tiếp cận với dịch COVID-19, bỏ dần các kiểm soát y tế, cụ thể như bỏ khai báo y tế với khách nội địa và quốc tế, người dân thoải mái đi lại, nghỉ ngơi sau 2 năm “gò bó”.

Tổng Giám đốc Vietnam Airlines Lê Hồng Hà cho hay, sau 2 năm khó khăn phải cắt giảm việc làm và lao động, dịp lễ vừa qua, hãng đã khôi phục 100% công suất làm việc của tất cả các bộ phận (như phi công, tiếp viên, kỹ thuật, nhân viên phục vụ mặt đất...). Nhờ đó, hãng đã có tuần cao điểm của dịp lễ khai thác thành công trên 2,4 nghìn chuyến bay, vận chuyển gần 352 nghìn lượt khách.

Với đường sắt, trong 2 năm ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 vừa qua, có thời điểm trên toàn mạng đường sắt quốc gia không một đoàn tàu khách nào hoạt động. Phải tới cận Tết Nguyên đán năm 2022, vận tải khách đường sắt mới khôi phục dần, dù chủ yếu là tàu Thống nhất Bắc - Nam. Phải tới dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, khách đi đường sắt mới “bùng nổ”, tái hiện cảnh “cháy vé” ngày cao điểm, đánh dấu sự trở lại của tàu khách chạy hành trình ngắn. Tổng Cty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho hay, tính từ ngày 28/4 đến 3/5, tàu Thống nhất chạy 36 đoàn (mỗi ngày 6 đoàn); với tàu khu đoạn, phía Bắc chạy thêm 113 đoàn tàu, phía Nam chạy thêm 61 đoàn tàu, chủ yếu kết nối Hà Nội và TPHCM với các tỉnh thành miền Trung. Trong dịp này, đường sắt đã bán được gần 143 nghìn vé, tăng hơn 11% so với cùng kỳ nghỉ lễ năm trước, tổng doanh thu đạt gần 71 tỷ đồng (tăng 18%).

Vận tải hàng không, đường sắt: Cháy vé ảnh 2
Cũng sau 2 năm, đường sắt mới thấy lại cảnh “cháy vé”. Ảnh: VNR

Ðường sắt bán vé như hàng không

Thành công về vận tải khách dịp nghỉ lễ 30/4 đã tạo thêm cơ sở cho các doanh nghiệp hàng không, đường sắt kỳ vọng sẽ phát triển trở lại từ cao điểm hè sắp tới, dù chủ yếu vận chuyển khách nội địa. Để đón đầu cao điểm hè, hiện tại, đường sắt đã mở bán toàn bộ vé tàu cho cả giai đoạn từ cuối tháng 5 tới hết tháng 8. Đặc biệt, dịp hè này, đường sắt lần đầu áp dụng chính sách người mua vé trước được giá rẻ (tương tự ngành hàng không). Nếu khách đặt vé trước thời điểm đi tàu từ 40 ngày trở lên được giảm 30% giá vé, trước từ 20 đến 39 ngày được giảm 20%...

Với hàng không, ông Lê Hồng Hà nhìn nhận, hiện tại, người dân đã được thỏa thích đi du lịch nội địa để bù cho 2 năm “bó chân” do dịch bệnh, minh chứng từ khách đi lại dịp nghỉ lễ vừa qua. Điều đó báo hiệu mùa hè bận rộn nhưng rất mừng của ngành hàng không. Cùng với đó, khách quốc tế đã trở lại và tăng từng ngày. Từ các tín hiệu khả quan đó, Vietnam Airlines dự kiến sản lượng khai thác cả năm nay sẽ vượt 30% so với kế hoạch, tháng cao điểm có thể đạt 430 chuyến bay/ngày. “Tổng công ty đã có những điều chỉnh về chính sách nhân lực, vừa đảm bảo quyền lợi cho người lao động, vừa chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực cho cao điểm hè sắp tới”, ông Hà nói.

Vietjet vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2022 với con số tăng trưởng ấn tượng, khi doanh thu hợp nhất đạt hơn 4.522 tỷ đồng (tăng 12% so với cùng kỳ năm trước), lợi nhuận sau thuế 244 tỷ đồng (tăng tới 98%).

Vietnam Airlines chưa công bố báo cáo tài chính quý 1/2022, nhưng theo tiết lộ của lãnh đạo hãng này, trong 3 tháng đầu năm hãng này vận chuyển xấp xỉ 3 triệu lượt khách (vượt 41% kế hoạch). Doanh thu hợp nhất ước đạt 11.200 tỷ đồng.

TS. Bùi Doãn Nề, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp hàng không Việt Nam cho rằng, hàng không sẽ bùng nổ trong năm nay với điểm tựa chính từ thị trường khách nội địa. Nước ta đã thay đổi cách tiếp cận với dịch COVID-19, bỏ dần các kiểm soát y tế, cụ thể như bỏ khai báo y tế với khách nội địa và quốc tế, người dân thoải mái đi lại, nghỉ ngơi sau 2 năm “gò bó”.

Khách quốc tế cũng dần phục hồi và tăng từng ngày sau khi các hạn chế được gỡ bỏ, nhưng theo ông Nề, cả năm nay nếu tốt cũng chỉ bằng 50-60% so với giai đoạn chưa có dịch COVID-19. Hiện tại, mỗi ngày khách quốc tế nhập cảnh Việt Nam khoảng 10.000 người, nhưng chủ yếu là người Việt về nước, khách nước ngoài tới du lịch chưa nhiều.

Cũng theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không, các hãng hàng không hiện đối mặt nhiều sức ép về chi phí gia tăng theo giá nhiên liệu tăng cao; gia tăng chi phí vì bay vòng tránh vùng xung đột Nga - Ukraine. Tuy nhiên, các hãng khó tăng giá vé để bù chi phí, vì điều này có thể tác động đến nhu cầu của người dân.

Du lịch Việt Du lịch Việt "hồi sinh" dịp lễ 30/4, hàng không và đường sắt tăng chuyến
110 hãng hàng không quốc tế đến Đà Nẵng, phát triển đường bay châu Á 110 hãng hàng không quốc tế đến Đà Nẵng, phát triển đường bay châu Á

Theo Lê Hữu Việt/ TP

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/van-tai-hang-khong-duong-sat-chay-ve-167762.html

In bài viết