Phát huy vai trò, trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong việc chăm sóc trẻ em

13:05 | 25/04/2022

Trong 2 ngày 21 và 22/4, tại Cần Thơ đã diễn ra Hội nghị tập huấn thực hiện công tác trẻ em ngành Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) năm 2022.
World Vision Việt Nam: góp phần chấm dứt và bảo vệ trẻ em trước các nguy cơ bạo lực World Vision Việt Nam: góp phần chấm dứt và bảo vệ trẻ em trước các nguy cơ bạo lực
Ngày 24/4, tổ chức Tầm nhìn Thế giới (World Vision) Việt Nam và Orion Food Vina đã phối hợp tổ chức tọa đàm trực tuyến " “Lớp học vui/Hope in Class – Bộ ba phi thường".
ASEAN phối hợp phòng chống xâm hại tình dục trẻ em ASEAN phối hợp phòng chống xâm hại tình dục trẻ em
Ngày 19/4, tại Hà Nội, Bộ LĐ-TB&XH với vai trò là cơ quan đầu mối phụ trách hoạt động của Ủy ban ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ quyền của phụ nữ và Trẻ em (ACWC) phối hợp với Ban Thư ký ASEAN và UNICEF tổ chức Hội thảo khu vực về thúc đẩy cơ chế phối hợp liên ngành trong phòng, chống xâm hại tình dục đối với trẻ em trong ASEAN.

Tại hội nghị, các đại biểu sẽ được triển khai, tập huấn một số nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực trẻ em như: hướng dẫn thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021- 2030; Hướng dẫn thực hiện thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em giai đoạn 2022-2025; hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 36/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; Hướng dẫn thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2021- 2030; Báo cáo, trao đổi kinh nghiệm, cơ chế phối hợp giữa Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 với địa phương trong xử lý các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại và nhiều nội dung quan trọng khác về công tác trẻ em.

Đổi mới phương thức bảo vệ, phòng, chống xâm hại trẻ em
Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em phát biểu tại buổi tập huấn. Ảnh:molisa.gov.vn

Theo báo cáo của Cục Trẻ em, thời gian qua, quy định của luật Trẻ em, các nghị quyết, chương trình, đề án về trẻ em được thực hiện một cách toàn diện, ngày càng đi vào chiều sâu, phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

Nhiều địa phương đã triển khai các giải pháp ứng phó, giảm thiểu tác động của đại dịch Covid-19 đến trẻ em. Nhiều tỉnh thành đã ban hành quyết định trong việc phối hợp thực hiện quy trình hỗ trợ, can thiệp, hỗ trợ trẻ em bị bạo lực, xâm hại.

Đã có 13 địa phương ban hành quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trong việc phối hợp thực hiện quy trình hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, tạo được sự ủng hộ từ dư luận xã hội...

Tuy nhiên, cũng theo lãnh đạo Cục trẻ em, nguy cơ mới đối với trẻ em là bị xâm hại trên không gian mạng. Các thủ đoạn xâm hại trẻ em trên không gian mạng ngày càng phức tạp và tinh vi hơn.

Thông tin, hình ảnh bạo lực, xấu độc tràn lan trên mạng đã ảnh hưởng tiêu cực tới đạo đức, lối sống của nhiều người, làm giảm sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình; vấn đề bất ổn về sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội,... đã trực tiếp và gián tiếp gây ra các vụ xâm hại và tai nạn thương tích đối với trẻ em.

Đổi mới phương thức bảo vệ, phòng, chống xâm hại trẻ em
Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thị Hà phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: molisa.gov.vn

Để nâng cao hiệu quả công tác trẻ em, khắc phục những tồn tại, nguy cơ đối với trẻ em trong giai đoạn tới, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh một số giải pháp như: Đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động truyền thông, phổ biến giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền trẻ em, bổn phận của trẻ em phù hợp với từng nhóm đối tượng; chú trọng truyền thông trực tiếp nhằm bảo đảm các thông tin, sản phẩm truyền thông đến được từng gia đình, lớp học, cộng đồng dân cư và trẻ em; phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội và cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Bên cạnh đó, cán bộ làm công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em cần tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn theo trách nhiệm, thẩm quyền việc bố trí hợp lý công chức, viên chức làm công tác trẻ em các cấp; phát triển mạng lưới cộng tác viên làm công tác trẻ em ở cơ sở để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà yêu cầu chú trọng công tác xây dựng kế hoạch và tham mưu phân bổ ngân sách địa phương cho công tác trẻ em của ngành LĐTBXH, đặc biệt là xây dựng kế hoạch và phân bổ kinh phí hằng năm cho lĩnh vực trẻ em và giải quyết các vấn đề trẻ em ở địa phương, cơ sở.

Đổi mới phương thức bảo vệ, phòng, chống xâm hại trẻ em
Các đại biểu chụp ảnh tại hội nghị. Ảnh: molisa.gov.vn

Đồng thời, lãnh đạo Bộ gợi ý tăng cường công tác phối hợp liên ngành: LĐTBXH, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Thông tin và truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an, Tư pháp, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên…

Tiếp tục triển khai hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra liên ngành và chuyên đề về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, đặc biệt ở tất cả các cơ sở trợ giúp xã hội, các quỹ từ thiện có hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, hỗ trợ trẻ em của địa phương...

Ủy ban Quốc gia về trẻ em cảnh báo nguy cơ gia tăng đuối nước trẻ em Ủy ban Quốc gia về trẻ em cảnh báo nguy cơ gia tăng đuối nước trẻ em
Tình trạng đuối nước trẻ em có nguy cơ gia tăng do học sinh trở lại trường học sau thời gian dài ở nhà học trực tuyến; du lịch mùa hè thu hút số lượng lớn du khách, trong đó có trẻ em.
Số cuộc gọi đến tổng đài bảo vệ trẻ em tăng hơn 45% Số cuộc gọi đến tổng đài bảo vệ trẻ em tăng hơn 45%
Số lượng cung cấp thông tin trẻ bị bạo lực, bóc lột ngày càng tăng. Riêng quý I/2022, Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã tiếp nhận 202.098 cuộc gọi đến; tư vấn 10.603 ca, tăng 3.333 ca tương ứng với 45,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Kim Hảo

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/phat-huy-vai-tro-trach-nhiem-cua-cong-dong-dan-cu-trong-viec-cham-soc-tre-em-167052.html

In bài viết