Ngân hàng Thế giới khuyến nghị giải pháp giải quyết mất cân bằng giới ở Việt Nam

20:34 | 07/04/2022

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo "Lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới tại Việt Nam: Dự báo cơ cấu dân số và khuyến nghị cải cách chính sách". Báo cáo này được tài trợ bởi chương trình Đối tác chiến lược Australia - Nhóm WB tại Việt Nam.
Việt Nam tăng hai bậc trong bảng xếp hạng những quốc gia hạnh phúc trên thế giới Việt Nam tăng hai bậc trong bảng xếp hạng những quốc gia hạnh phúc trên thế giới
Plan International: góp phần giải quyết thách thức liên quan đến bình đẳng giới, quyền của trẻ em gái Plan International: góp phần giải quyết thách thức liên quan đến bình đẳng giới, quyền của trẻ em gái

Theo các chuyên gia nghiên cứu của WB, Việt Nam đứng trước nguy cơ “dư thừa” nam giới trong 3 thập kỷ tới. Cụ thể vào giữa thập kỷ 2050 Việt Nam dự báo sẽ có khoảng 1,75 triệu đàn ông dôi dư.

Đây là hệ quả của việc tỷ số giới tính khi sinh tăng mạnh tại Việt Nam từ những năm 2000, vượt quá định chuẩn sinh học là 105 ca sinh trai trên 100 ca sinh gái. Tình trạng này có thể dẫn đến tình trạng bạo lực giới, nạn buôn người, mại dâm, bất ổn chính trị và thiệt hại kinh tế.

 Việt Nam đứng trước nguy cơ “dư thừa” nam giới trong 3 thập kỷ tới. Ảnh minh họa: Internet
Báo cáo của WB nhận định, Việt Nam đứng trước nguy cơ “dư thừa” nam giới trong 3 thập kỷ tới. Ảnh minh họa: Internet

Báo cáo đánh giá, trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã nỗ lực giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh qua nhiều văn bản chính sách, pháp luật và các chương trình nhằm xử lý vấn đề lựa chọn giới tính trực tiếp (ví dụ cấm lựa chọn giới tính) và gián tiếp (như thông qua các luật về bình đẳng giới hoặc an sinh xã hội để xóa bỏ nhu cầu phải có con trai đảm bảo an sinh khi về già.

"Cam kết chính trị của Chính phủ Việt Nam về chống lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới được coi là hình mẫu cho các nước trong và ngoài khu vực", báo cáo nhận xét.

Tuy nhiên, báo cáo cũng nêu rằng, quá nhiều chính sách liên quan đến lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới lại dẫn đến các chỉ đạo có phần chồng chéo. Các chính sách liên quan đến lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới mâu thuẫn với các mục tiêu lớn hơn về dân số, tạo nên một mảng chính sách còn nhiều xung đột.

Đáng chú ý, dù lựa chọn giới tính diễn ra phổ biến ở những tầng lớp có điều kiện kinh tế khá giả ở Việt Nam, nhưng tâm lý chuộng con trai cũng rộ lên ở những môi trường có thể chế kinh tế chính thức yếu kém. Tại đó người dân phải dựa vào gia đình và những thể chế phi chính thức làm lưới an sinh chính, phòng trường hợp rơi vào tình cảnh thu nhập bất ổn. Những gia đình càng khá giả lại càng quan tâm đến duy trì gia sản bằng cách phải sinh ít nhất một con trai. Trong khi đó, nuôi con gái thường được cho là "nuôi con nhà người ta" vì con gái sẽ ra khỏi nhà cha mẹ khi kết hôn và không đóng góp gì thêm cho gia đình cha mẹ ruột.

Để giải quyết vấn đề mất cân bằng giới, các chuyên gia của WB khuyến nghị một số cải cách chính cần được thực hiện đồng bộ thông qua hai bộ luật là Luật Dân số (đang soạn thảo) và Luật Bảo hiểm xã hội (ban hành năm 2014).

Đối với Luật Dân số, báo cáo khuyến nghị nới lỏng những chính sách kiểm soát mức sinh cứng nhắc hiện nay; Tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về quyền và sức khỏe tình dục và sinh sản; Ưu tiên những chính sách chống chuộng con trai; Xử lý những hệ quả lâu dài của lựa chọn giới tính.

Đối với Luật Bảo hiểm Xã hội, theo WB, cần mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội cho người cao tuổi và khu vực phi chính thức; tăng chi an sinh xã hội; thu hẹp khoảng cách giới trong quy định tuổi nghỉ hưu.

Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao nhất thế giới Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao nhất thế giới
Việt Nam dẫn đầu thế giới về bình đẳng giới ở gia đình và trong công việc Việt Nam dẫn đầu thế giới về bình đẳng giới ở gia đình và trong công việc

Minh Thái

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ngan-hang-the-gioi-khuyen-nghi-giai-phap-giai-quyet-mat-can-bang-gioi-o-viet-nam-166135.html

In bài viết