Trình UNESCO công nhận Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là di sản văn hóa nhân loại

06:03 | 01/04/2022

Việt Nam sẽ trình UNESCO xem xét đưa lễ hội vía bà chúa xứ núi Sam (An Giang) vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Nữ doanh nhân Khmer đưa vị ngọt vùng Bảy Núi (An Giang) đến với bạn bè quốc tế Nữ doanh nhân Khmer đưa vị ngọt vùng Bảy Núi (An Giang) đến với bạn bè quốc tế
Lễ hội Bà Thu Bồn được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Bà Thu Bồn được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia
An Giang: Trình UNESCO công nhận Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là di sản văn hóa nhân loại
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam An Giang (Ảnh: Báo Chính phủ)

Mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đồng ý đệ trình UNESCO xem xét đưa Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, tỉnh An Giang vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Theo đó, Phó Thủ tướng ủy quyền Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký Hồ sơ theo quy định. Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm các thủ tục cần thiết để gửi Hồ sơ tới UNESCO trước ngày 31/3/2022.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội truyền thống được giữ gìn và thực hành qua nhiều thế hệ tại Châu Đốc, An Giang. Lễ hội mang đậm văn hóa của cư dân vùng Tây Nam bộ, thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người Kinh trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với người Hoa, Khmer, Chăm. Năm 2014, Lễ hội đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra từ ngày 22-27/4 (âm lịch) hằng năm. Lễ hội được thực hiện theo nghi thức truyền thống, gồm: Lễ khai hội, lễ phục hiện rước tượng Bà từ đỉnh núi Sam xuống miếu thờ, lễ Tắm Bà, lễ Thỉnh sắc thần ông Thoại Ngọc Hầu và 2 vị phu nhân, lễ Túc yết, lễ Xây chầu, lễ Chánh tế và lễ Hồi sắc.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam chứa đựng những cứ liệu sinh động về dấu ấn lịch sử thời kỳ người Việt đến vùng đất An Giang, với sự giao lưu, hội nhập về các mặt kinh tế, văn hóa, chính trị và quân sự cùng các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa để rồi tạo ra sự đồng thuận trong quá trình dựng nước và giữ nước, sự hài hòa trong quan hệ cộng đồng về mặt văn hóa, vừa kế tục được sự nghiệp văn hóa của người cổ xưa, vừa tôn tạo, bồi đắp được nền văn hóa mang bản sắc Việt độc đáo.

Hà Tĩnh đề nghị hỗ trợ trình UNESCO vinh danh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác Hà Tĩnh đề nghị hỗ trợ trình UNESCO vinh danh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Lễ hội văn hóa đầy sắc màu nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao Việt-Hàn Lễ hội văn hóa đầy sắc màu nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao Việt-Hàn

Sơn Lâm (T/h)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/trinh-unesco-cong-nhan-le-hoi-via-ba-chua-xu-nui-sam-la-di-san-van-hoa-nhan-loai-165739.html

In bài viết