Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2022 tăng 0,7%

21:17 | 29/03/2022

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư),c hỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2022 tăng 0,7% so với tháng trước, tăng 1,91% so với tháng 12/2021 và tăng 2,41% so với cùng kỳ năm 2021.
East Asia Forum dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 6 đến 7% East Asia Forum dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 6 đến 7%
Báo Singapore: Việt Nam đang vươn mình trở thành “con hổ châu Á mới” Báo Singapore: Việt Nam đang vươn mình trở thành “con hổ châu Á mới”

Trao đổi với báo chí, bà Nguyên Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết: "Do chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị trên thế giới, cùng với đà phục hồi kinh tế tại nhiều quốc gia và trong nước, chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất, chỉ số giá xuất khẩu, nhập khẩu quý I/2022 đều tăng so với cùng kỳ năm 2021".

Cục thể, tính chung quý I/2022, CPI tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 0,81%.

Đại diện Tổng cục Thống kê chỉ ra, so với tháng trước, CPI tháng 3/2022 tăng 0,7% (khu vực thành thị tăng 0,75%; khu vực nông thôn tăng 0,66%), mức tăng cao nhất kể từ năm 2012. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước; riêng nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm giá.

“Các yếu tố làm tăng CPI trong quý I/2022 là do giá xăng dầu được điều chỉnh 7 đợt, làm cho giá xăng A95 tăng 5.900 đồng/lít; giá xăng E5 tăng 5.780 đồng/lít và giá dầu diezen tăng 6.060 đồng/lít. Bình quân quý I/2022, giá xăng dầu trong nước tăng 48,81% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,76 điểm phần trăm”, Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương cho biết.

Giá xăng dầu là nguyên nhân chính khiến CPI tháng 3/2022 tăng

Giá xăng dầu là nguyên nhân chính khiến CPI tháng 3/2022 tăng - Ảnh minh họa.

Ngoài ra, giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới với giá gas tăng bình quân 21,04% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,31 điểm phần trăm. Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 8,08% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, làm CPI chung tăng 0,16 điểm phần trăm. Giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon trong dịp Tết Nguyên đán và Rằm tháng Giêng tăng cao làm cho giá gạo quý I năm nay tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 0,03 điểm phần trăm.

Cùng với tác động của các gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng, dự báo kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh hơn trong các quý tiếp theo, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng sẽ đẩy giá cả hàng hóa lên cao.

“Công tác quản lý, điều hành giá sẽ tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, chủ động và linh hoạt nhằm bảo đảm kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2022 ở mức khoảng 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra”, Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh.

Tháng 3/2022, xuất khẩu tôm có thể tăng 40% Tháng 3/2022, xuất khẩu tôm có thể tăng 40%
Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 40% trong tháng 3/2022 nhờ nhu cầu thị trường đang mạnh. Qua đó, xuất khẩu tôm cả năm nay dự kiến đạt khoảng 4 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2021.
Sẽ tăng thêm 2,4 triệu m³ xăng, dầu nhập khẩu trong quý II/2022 Sẽ tăng thêm 2,4 triệu m³ xăng, dầu nhập khẩu trong quý II/2022
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Quyết định số 242/QĐ-BCT về việc giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu tăng thêm trong quý II, với tổng sản lượng 2,4 triệu m³. Trong đó, lượng xăng nhập là 840.000 m³, còn dầu hơn 1,56 triệu m³.

Đông Phong

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/chi-so-gia-tieu-dung-thang-32022-tang-07-165555.html

In bài viết