Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất từ đầu năm 2022

15:02 | 20/03/2022

Gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 415-420 USD/tấn hôm 17/3, tăng so với mức 410-415 USD một tuần trước. Đây là mức cao nhất của 3,5 tháng do nhu cầu ổn định và chi phí vận chuyển tăng.
Gạo Việt Nam hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu sang Hàn Gạo Việt Nam hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu sang Hàn
Bộ Công thương cho biết, Tổng công ty Thương mại nông, thủy sản và lương thực Hàn Quốc vừa thông báo hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng gạo và kế hoạch các đợt đấu thầu nhập khẩu gạo trong năm 2022. Theo đó, 55.112 tấn gạo của Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi 5%.
Xuất khẩu giảm tốc trong nửa đầu tháng 2/2022 Xuất khẩu giảm tốc trong nửa đầu tháng 2/2022
Tổng cục Hải quan cho biết, nửa đầu tháng 2/2022 (1-15/2), xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 8,75 tỷ USD. 3 nhóm hàng đạt kim ngạch “tỷ đô” trong dị này là điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong tuần này đã tăng lên mức cao nhất của ba tháng rưỡi do nhu cầu ổn định và chi phí vận chuyển tăng. Điều này đã khiến một số thương nhân không muốn ký hợp đồng mới.

Gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 415-420 USD/tấn hôm 17/3, so với mức 410-415 USD một tuần trước.

"Nhu cầu ổn định, nhưng các thương nhân đang do dự trong việc ký hợp đồng mới giữa bối cảnh chi phí vận chuyển tăng cao," một thương nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết trên TTXVN.

Theo thương nhân này, chi phí vận chuyển ra nước ngoài đã tăng đáng kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine-Nga bùng phát.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất từ đầu năm 2022
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất từ đầu năm 2022. Ảnh:Báo NLĐ

Trong khi đó, một thương nhân khác cho biết: "Chúng tôi đang nghe tin Philippines có thể sớm gỡ bỏ hạn chế nhập khẩu đối với gạo Việt Nam".

Philippines, quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, đã ban hành lệnh hạn chế tạm thời đối với nhập khẩu ngũ cốc từ Việt Nam vào tháng 11 năm ngoái, giữa bối cảnh mùa màng trong nước bội thu.

Giá gạo 5% tấm của Thái Lan đã giảm nhẹ xuống 410-428 USD/tấn từ mức 415-428 USD/tấn của tuần trước và cũng là mức cao nhất kể từ cuối tháng 6-2021.

Một thương nhân cho biết: “Đồng baht đã suy yếu và giá gạo trong nước sẽ giảm trong tuần tới do những nguồn cung bổ sung mới.”

Các thương nhân cho biết tại Thái Lan, nhu cầu mua gạo chất lượng thấp từ các nhà máy thức ăn chăn nuôi trong nước vẫn cao, do những công ty này muốn sử dụng nhiều gạo hơn trong hỗn hợp thức ăn chăn nuôi, giữa bối cảnh giá lúa mỳ và ngô tăng.

Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ gạo chất lượng thấp từ nước ngoài hầu như không có, ngoại trừ các hoạt động xuất khẩu sang Iraq.

Giá gạo 5% tấm tại Ấn Độ, nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, được báo ở mức 371-378 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, do nhu cầu đối với nguyên liệu dùng làm thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao.

Một nhà xuất khẩu có trụ sở tại thành phố Kakinada ở miền Nam bang Andhra Pradesh (Ấn Độ), cho biết: "Gạo tấm đang được săn lùng. Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi đang thay thế ngô bằng gạo 25% tấm và gạo 100% tấm.”

Tại nước láng giềng Bangladesh, giá gạo nội địa đã tăng trở lại trong tuần này bất chấp triển vọng mùa màng tích cực và hoạt động dự trữ được duy trì tốt, các thương nhân cho biết.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng đã tạo đà cho thị trường lúa gạo trong nước khá sôi động. Tại đồng bằng sông Cửu Long, giá lúa được điều chỉnh tăng. Trong đó, tại An Giang, giá lúa ngày 18.3 được điều chỉnh tăng từ 100 - 600 đồng/kg trên 4 giống lúa được khảo sát. Cụ thể, lúa OM 5451 và OM 18 cùng tăng nhẹ 100 đồng/kg, hiện thu mua chung với giá 5.700 - 5.800 đồng/kg. Lúa Đài thơm 8 tăng 200 đồng/kg lên mức 5.800 - 6.000 đồng/kg. Lúa IR 50404 (khô) tăng nhiều nhất với 600 đồng/kg, giao dịch với giá 6.600 đồng/kg.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2022 lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt 974.556 tấn, tăng mạnh 48,6% so với 2 tháng đầu năm 2021, thu về gần 469,26 triệu USD, tăng 30,6%, giá trung bình đạt 481,5 USD/tấn, giảm 12%.

Các doanh nghiệp nhận định thị trường xuất khẩu gạo trong năm nay sẽ thuận lợi hơn so với năm ngoái do nhiều thị trường đang hồi phục sau đại dịch COVID-19. Nhiều chuỗi cung ứng từng bị đứt gãy do đại dịch cũng đang được kết nối lại, giúp cho sức mua bán tăng lên. Bên cạnh đó, căng thẳng Nga-Ukraine sẽ khiến cho nhiều nước tiếp tục quan tâm hơn tới việc dự trữ lương thực.

Dù 2 tháng đầu năm, tăng trưởng trong xuất khẩu gạo nhờ vào tăng khối lượng xuất khẩu. Nhưng đến tháng 3, giá gạo đã có xu hướng tăng mạnh.

Xuất khẩu giảm tốc trong nửa đầu tháng 2/2022 Xuất khẩu giảm tốc trong nửa đầu tháng 2/2022
Tổng cục Hải quan cho biết, nửa đầu tháng 2/2022 (1-15/2), xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 8,75 tỷ USD. 3 nhóm hàng đạt kim ngạch “tỷ đô” trong dị này là điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị.
WB: kinh tế Việt Nam khởi đầu mạnh mẽ ngay từ đầu năm 2022 WB: kinh tế Việt Nam khởi đầu mạnh mẽ ngay từ đầu năm 2022
Theo Ngân hàng kinh tế thế giới (WB), kinh tế Việt Nam đang khởi đầu năm 2022 với nhiều tín hiệu tích cực: chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng; cán cân thương mại hàng hóa vẫn thặng dư và tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ lần đầu tiên ghi nhận tăng trưởng dương kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Kim Hảo

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/gia-gao-xuat-khau-cua-viet-nam-cao-nhat-tu-dau-nam-2022-164992.html

In bài viết