Nữ họa sỹ Bỉ ứng dụng cách tiếp cận độc đáo trong những bức vẽ về Việt Nam

21:34 | 10/03/2022

Trong buổi triển lãm độc lập đầu tiên tại Hà Nội, nhà khoa học kiêm họa sỹ người Bỉ Sabine Douxchamps đã giới thiệu tuyển tập các bức tranh thể hiện phương pháp ứng dụng vật liệu độc đáo và niềm đam mê của cô đối với văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Hội họa sỹ Ukraine sáng tác về Việt Nam nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao hai nước Hội họa sỹ Ukraine sáng tác về Việt Nam nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao hai nước
100 họa sỹ, nghệ sỹ Chile tham gia cuộc thi vẽ tranh “Việt Nam-Chile: Tình hữu nghị 50 năm” 100 họa sỹ, nghệ sỹ Chile tham gia cuộc thi vẽ tranh “Việt Nam-Chile: Tình hữu nghị 50 năm”
Nữ họa sỹ Bỉ ứng dụng cách tiếp cận độc đáo trong những bức vẽ về Việt Nam
Không gian triển lãm. (Ảnh: Hồng Anh)

Giữa các hoạt động nghệ thuật độc lập đang nở rộ tại Hà Nội, "Dàn dựng" (Mise-en-scene) - triển lãm tranh của họa sỹ người Bỉ Sabine Douxchamps, thu hút sự quan tâm của khán giả yêu nghệ thuật bởi cách cô kết hợp những chất liệu hội họa độc đáo và nguồn cảm hứng từ văn hóa Việt Nam.

Triển lãm được tổ chức trong không gian nhà hàng BruncherBox quận Tây Hồ, Hà Nội từ ngày 19/2 đến 20/3.

Nữ họa sỹ Bỉ ứng dụng cách tiếp cận độc đáo trong những bức vẽ về Việt Nam
Sabine Douxchamps tại buổi triển lãm. (Ảnh: BruncherBox)

Giải thích về ý tưởng tạo nên Dàn dựng, Sabine cho biết cô theo học cả hai chuyên ngành khoa học và mỹ thuật. Để thực hiện các bức vẽ, cô áp dụng một cách tiếp cận khoa học gồm hai bước: nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và ứng dụng tại thực địa.

"Trong phòng thí nghiệm, tôi phóng to các chất liệu hội họa để tìm hiểu cấu trúc phân tử của chúng. Sau đó, tôi nghiên cứu các chất liệu thô và tìm cách kết hợp những chất liệu khác nhau để mang lại chiều sâu cho bức tranh."

Trong các tác phẩm của mình, nữ họa sỹ sử dụng cả những chất liệu quen thuộc của hội họa như vải linen, vải cotton và những chất liệu cô mang về từ đường phố, thôn quê hoặc các dân tộc thiểu số của Việt Nam.

Cách tiếp cận của Sabine được minh họa khéo léo trong căn phòng triển lãm 30m2 ấm cúng bên Hồ Tây mang tên The Temple. Bước vào căn phòng, khán giả lập tức bắt gặp hai chiếc bàn dài trưng bày phương pháp phân tích 7 chất liệu hội họa. Đây chính là kết quả của giai đoạn "nghiên cứu trong phòng thí nghiệm". Ở đó, Sabine phóng to các vật liệu để khám phá cấu trúc phân tử và thu nhỏ để tìm hiểu nguồn gốc của từng vật liệu.

Ở bước thứ hai, "ứng dụng tại thực địa", Sabine sử dụng các chất liệu trên để phác họa các hoạt động đời sống của người Việt tại nhiều tình thành, từ nhiều dân tộc khác nhau.

Nữ họa sỹ Bỉ ứng dụng cách tiếp cận độc đáo trong những bức vẽ về Việt Nam
Bàn trưng bày các chất liệu hội họa. (Ảnh: Hồng Anh)

Sabine Douxchamps đến Việt Nam năm 2016 trong khuôn khổ một dự án nghiên cứu nông nghiệp. Công việc nghiên cứu cho cô cơ hội khám phá nhiều vùng miền khác nhau của Việt Nam, được trực tiếp tìm hiểu về đời sống của các dân tộc thiểu số mà những du khách nước ngoài ít biết đến.

Hiểu biết và niềm yêu thích mà Sabine dành cho Việt Nam giúp cô vẽ lên những bức tranh mang dấu ấn riêng của từng dân tộc, vùng miền dọc theo dải đất hình chữ S. Thông qua nét vẽ, người xem có thể dễ dàng nhận ra chiếc váy truyền thông của các bé gái H'mong, kiểu búi tóc đặc trưng của phụ nữ dân tộc Thái, những chiếc thuyền thúng dễ dàng bắt gặp dọc bờ biển miền Trung, hay một góc chợ Hà Nội mà ta không thể nhớ ra địa điểm chính xác nhưng vẫn cảm thấy thân thuộc như đã ghé qua cả trăm lần.

Nữ họa sỹ Bỉ ứng dụng cách tiếp cận độc đáo trong những bức vẽ về Việt Nam
Trẻ em dân tộc Mông - Chất liệu vải lanh, trà đen, thạch cao, màu acrylic trên vải bạt. (Ảnh: Hồng Anh)

Các bức vẽ của cô không chỉ mô tả những khung cảnh quen thuộc ở Việt Nam mà còn truyền tải thông điệp về sự kết hợp giữa nét hiện đại và truyền thống trong đời sống.

"Tôi luôn thích thú với cách họ [dân tộc thiểu số tại Việt Nam] giữ gìn phong tục tập quán nhưng cùng lúc đó vẫn sử dụng những thiết bị rất hiện đại," Sabine chia sẻ. Cô giới thiệu cho phóng viên bức tranh về các cô, các dì dân tộc Thái với búi tóc truyền thống cầm đang điện thoại thông minh trong tay.

Nữ họa sỹ Bỉ ứng dụng cách tiếp cận độc đáo trong những bức vẽ về Việt Nam
Phụ nữ dân tộc Thái - Túi gạo và acrylic trên vải bạt. (Ảnh: Hồng Anh)

"Tôi cũng rất hào hứng khi được đến một đất nước đa dạng như Việt Nam. Tôi mong sự đa dạng đó sẽ được bảo tồn và hi vọng mình sẽ có thêm nhiều bức tranh về các dân tộc thiểu số khác."

Là nhà khoa học, Sabine đôi khi tìm cảm hứng cho nghệ thuật từ phòng thí nghiệm. Với bộ não logic và tâm hồn bay bổng, cô tìm kiếm vẻ đẹp trong mọi chất liệu bình dị. Dưới ánh sáng vàng của phòng triển lãm, mỗi bức tranh của Sabine hiện lên với nhiều cấu trúc, tầng lớp và nhân vật. Mỗi chất liệu hội họa lại góp thêm làm nổi bật lên nét riêng biệt của tác phẩm, tất cả tạo nên một bữa tiệc của màu sắc và đường nét cho khán giả.

Nữ họa sĩ Ấn Độ vẽ tranh gây quỹ giúp trẻ em Việt Nam Nữ họa sĩ Ấn Độ vẽ tranh gây quỹ giúp trẻ em Việt Nam
Thấu hiểu và đồng cảm trước hoàn cảnh khó khăn của bệnh nhi, họa sĩ Ấn Độ Karishma, đã vẽ ba bức tranh và gửi về Việt Nam thông qua cuộc thi "Vì một Việt Nam tất thắng" như món quà động viên tinh thần cho bệnh nhi ung thư, trẻ em yếu thế tại Việt Nam.
90 họa sĩ Ukraine vẽ tranh về đất nước con người Việt Nam 90 họa sĩ Ukraine vẽ tranh về đất nước con người Việt Nam
Chiều ngày 10/2/2022 tại thủ đô Kiev, Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine đã phối hợp với Hội Họa sĩ toàn Ukraine trực thuộc Bộ Văn hóa và Chính sách Thông tin của Ukraine tổ chức khai mạc Triển lãm tranh về đề tài Việt Nam do các họa sĩ Ukraine sáng tác nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Ukraine (23/1/1992 – 23/1/2022).

Hồng Anh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nu-hoa-sy-bi-ung-dung-cach-tiep-can-doc-dao-trong-nhung-buc-ve-ve-viet-nam-164341.html

In bài viết