Chuyên gia Pháp cảnh báo khả năng lây nhiễm đồng thời các biến thể Omicron và Delta

16:22 | 08/03/2022

Tháng 11/2021, sự xuất hiện biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 được các nhà khoa học đánh giá là một biến thể đáng lo ngại (VOC) do khả năng lây truyền và né tránh hệ miễn dịch cao hơn các biến thể khác.
Bộ Công Thương cảnh báo về những thiết bị Bộ Công Thương cảnh báo về những thiết bị "thổi phồng" khả năng diệt COVID-19
WHO khuyến cáo tiêm vắc xin để đối phó với biến thể Omicron WHO khuyến cáo tiêm vắc xin để đối phó với biến thể Omicron
Hình ảnh minh họa các dòng phụ của biến thể Omicron gây bệnh COVID-19. Ảnh: News-medical.net/TTXVN
Hình ảnh minh họa các dòng phụ của biến thể Omicron gây bệnh COVID-19. Ảnh: News-medical.net/TTXVN

Biến thể Omicron biến đổi dựa trên nền tảng biến thể Delta; tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau khi xuất hiện, biến thể này đã nhanh chóng vượt qua biến thể Delta trở thành biến thể bị lây nhiễm chủ yếu ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Mới đây, một nghiên cứu được các nhà khoa học Pháp công bố trên trang medRxiv, trang web đăng tải sớm những nghiên cứu chưa được đánh giá phản biện trước khi chính thức công bố trên các tạp chí khoa học, cho thấy rằng trong giai đoạn hiện nay, cả 2 biến thể Omicron và Delta có thể đồng thời lây nhiễm cho những bệnh nhân có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Theo nghiên cứu trên, biến thể Omicron được phát hiện lần đầu tiên tại Pháp vào tháng 12/2021. Kể từ đó đến giữa tháng 1/2022, một trung tâm nghiên cứu đã thu thập hơn 2.800 mẫu xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó 85% mẫu được sử dụng phương pháp xét nghiệm PCR để sàng lọc các đột biến VOC. Trong số các mẫu được sàng lọc, có 0,2% số mẫu xuất hiện các đột biến đặc trưng cho cả biến thể Delta và Omicron. Điều này cho thấy rằng cả 2 biến thể trên đều đã lây nhiễm cho cùng một bệnh nhân.

7 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với cả biến thể Delta và Omicron đều là những người trưởng thành có khả năng miễn dịch đầy đủ, trong đó chỉ có 1 người trên 70 tuổi, trong khi những người khác đều dưới 35 tuổi. Tất cả đều đã được tiêm 2 hoặc 3 liều vaccine phòng COVID-19 và không có triệu chứng hoặc có các triệu chứng nhẹ, ngoại trừ bệnh nhân lớn tuổi chưa được tiêm chủng bị suy hô hấp sau 9 ngày nhiễm bệnh.

Kết quả nghiên cứu cho thấy việc đồng thời lây nhiễm có thể xảy ra khi cả 2 biến thể Delta và Omicron cùng xuất hiện trong một khu vực và có khả năng lây nhiễm cao. Mặc dù những trường hợp này hiếm khi được ghi nhận, nhưng chúng có thể không hiếm gặp trên thực tế do việc sàng lọc VOC không được thực hiện thường xuyên ở nhiều quốc gia.

Các nhà khoa học tham gia nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mặc dù chưa có bất kỳ bằng chứng nào về sự kết hợp của các biến thể ở những bệnh nhân bị đồng nhiễm nhưng đã có dấu hiệu về hiện tượng này trong một mẫu xét nghiệm. Sự kết hợp giữa các biến thể có khả năng mang lại hậu quả nghiêm trọng, dẫn đến sự xuất hiện của một biến thể mới với khả năng gây bệnh, né tránh miễn dịch hoặc có các đặc điểm lây truyền cao hơn. Do đó, các nhà khoa học nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục theo dõi và phân tích các trường hợp bị nhiễm đồng thời các biến thể SARS-CoV-2.

WHO: WHO: "Omicron tàng hình" đã xuất hiện tại 57 quốc gia
Omicron tiếp tục phơi bày tình trạng bất bình đẳng trong lĩnh vực y tế Omicron tiếp tục phơi bày tình trạng bất bình đẳng trong lĩnh vực y tế

Theo Báo Tin tức

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/chuyen-gia-phap-canh-bao-kha-nang-lay-nhiem-dong-thoi-cac-bien-the-omicron-va-delta-164240.html

In bài viết