Giao lưu trao đổi học thuật giữa các nhà khoa học, Nga ngữ học Việt Nam và Liên bang Nga

16:41 | 18/02/2022

Ngày 18/2, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế “Những vấn đề giao lưu tiếp biến văn hóa trong bối cảnh dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ” được tổ chức bởi Phân viện Puskin trực thuộc Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trường Đại học Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Quốc gia Moscow theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Trao 10 suất học bổng du học Việt Nam cho học sinh trường song ngữ Nguyễn Du tại Lào Trao 10 suất học bổng du học Việt Nam cho học sinh trường song ngữ Nguyễn Du tại Lào
Đây là lần thứ hai Trường Đại học Tôn Đức Thắng trao học bổng cho con em người Lào và Việt Nam đang học tại Trường song ngữ Nguyễn Du Lào - Việt Nam, đánh dấu bước tiến lớn trong hợp tác giữa hai trường trong nhiều năm qua.
Học giả Nga đề cao vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ mới Học giả Nga đề cao vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ mới
Đại hội lần thứ XIII của Đảng trở thành sự kiện chính trong đời sống chính trị của Việt Nam hiện đại và xác định đường lối chủ yếu của Đảng đối với công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ mới.

Phát biểu khai mạc, ông Lương Ngọc Minh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội cho biết, việc phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Quốc gia Moscow tổ chức Hội thảo là khởi đầu cho một tương lai hợp tác đào tạo chặt chẽ giữa hai cơ sở giáo dục hàng đầu của hai nước. Hội thảo không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển công tác nghiên cứu, giảng dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ ở Việt Nam, mà còn là diễn đàn giao lưu trao đổi học thuật giữa các nhà khoa học, Nga ngữ học ở Việt Nam và Liên bang Nga. Đồng thời, đây cũng là cơ hội tạo dựng và thắt chặt mối quan hệ giao lưu và hợp tác học thuật giữa các cơ sở đào tạo tiếng Nga tại Việt Nam và các đối tác của Liên bang Nga.

Hội thảo trao đổi học thuật giữa các nhà Nga ngữ học của Việt Nam và Nga
Ông Lương Ngọc Minh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội. (Ảnh: Vũ Khánh)

Tại Hội thảo, ông Gennady Bezdetko - Đại sứ Nga tại Việt Nam bày tỏ vui mừng khi nhận thấy thế hệ trẻ Việt Nam vẫn dành sự quan tâm tới tiếng Nga. Hằng năm, có khoảng 1000 suất học bổng Nga dành cho học sinh, sinh viên Việt Nam. Việc giảng dạy tiếng Nga đang dần được khôi phục lại trong các trường phổ thông và đại học. Ông Bezdetko hy vọng rằng, tiếng Nga dần dần sẽ được phổ biến hơn tại Việt Nam và phía Nga sẵn sàng hỗ trợ cho các hoạt động liên quan tới tiếng Nga.

Giao lưu trao đổi học thuật giữa các nhà khoa học, Nga ngữ học Việt Nam và Liên bang Nga
Ông Gennady Bezdetko, Đại sứ Nga tại Việt Nam. (Ảnh: Vũ Khánh)

Hơn 150 đại biểu và báo cáo viên tham dự Hội thảo “Những vấn đề giao lưu tiếp biến văn hóa trong bối cảnh dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ” đến từ Việt Nam, Nga và 10 nước trên thế giới là các nhà Nga ngữ học, các chuyên gia, các nhà khoa học, cán bộ giảng viên, giáo viên, nghiên cứu sinh, thạc sỹ, sinh viên, học viên, các nhà quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam và nước ngoài...

Đã có gần 90 bài nghiên cứu và tham luận chất lượng bằng tiếng Nga của các nhà nghiên cứu đến từ 12 nước như Nga, Việt Nam, Mỹ, Đức, Syria, Tây Ban Nha, Croatia, Trung Quốc, Uzbekistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Belarus.

Tại Hội thảo đã diễn ra phần trình bày tham luận của các nhà Nga ngữ học đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu của Việt Nam, Liên bang Nga. Các bài tham luận tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề về phương pháp giảng dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học tiếng Nga thời đại dịch COVID-19.

Sau phiên toàn thể diễn sẽ diễn ra song song các phiên họp của 5 tiểu ban vào 2 ngày 18 và 19/2.

Giao lưu trao đổi học thuật giữa các nhà khoa học, Nga ngữ học Việt Nam và Liên bang Nga
Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Vũ Khánh)

Hội thảo được tổ chức thành 5 phiên thảo luận về 5 chủ đề chính:

Tiểu ban 1: Các vấn đề lý thuyết và phương pháp luận của quá trình tiếp biến văn hóa trong giao tiếp liên văn hóa.

Tiểu ban 2: Các khía cạnh văn hóa và nhân học của giao tiếp giữa các ngôn ngữ.

Tiểu ban 3: Sự hài hòa giữa các cách tiếp cận và các phương pháp dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ trong không gian giáo dục toàn cầu.

Tiểu ban 4: Tiếng Nga trong bối cảnh toàn cầu hóa kỹ thuật số.

Tiểu ban 5: Tiếng Nga trong không gian văn hóa xã hội Việt Nam.

Mong muốn giao lưu, xúc tiến hợp tác, đầu tư giữa Đà Nẵng và các địa phương Liên bang Nga năm 2022 Mong muốn giao lưu, xúc tiến hợp tác, đầu tư giữa Đà Nẵng và các địa phương Liên bang Nga năm 2022
Hai bên đã bày tỏ hy vọng đại dịch Covid-19 sẽ sớm được kiểm soát trong năm 2022, tạo thuận lợi cho các hoạt động giao lưu, kết nối, xúc tiến hợp tác, đầu tư giữa Đà Nẵng và các địa phương, đối tác Liên bang Nga.
Học giả Việt Nam – Trung Quốc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về ngôn ngữ Học giả Việt Nam – Trung Quốc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về ngôn ngữ
Từ ngày 18-19/12, Trường Đại học Hà Nội phối hợp với Trung tâm Hợp tác giao lưu ngôn ngữ giữa Trung Quốc và nước ngoài - Bộ Giáo dục Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây, Trung Quốc tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Giáo dục tiếng Trung Quốc quốc tế trong thời đại mới”.

Vũ Khánh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/giao-luu-trao-doi-hoc-thuat-giua-cac-nha-khoa-hoc-nga-ngu-hoc-viet-nam-va-lien-bang-nga-163359.html

In bài viết