Người dân Hà Nội lễ rằm tháng Giêng, cầu may mắn, bình an cho năm mới

13:40 | 15/02/2022

Theo truyền thống Phật giáo, ngày Rằm tháng Giêng là ngày trọng đại và vô cùng đặc sắc, mang ý nghĩa rất lớn. Vào ngày này, dân chúng lên chùa cúng dâng sao giải hạn với mong muốn giải trừ tai ách, cầu nguyện an lành. Từ nghi thức Phật giáo này kết hợp thêm với tục thờ cúng tổ tiên của người Việt, không gian thờ cúng của ngày Rằm tháng Giêng càng mang nhiều ý nghĩa hơn.
Người dân Hà Nội đi lễ đền, chùa Rằm tháng Giêng Người dân Hà Nội đi lễ đền, chùa Rằm tháng Giêng
Người dân các tỉnh tấp nập trở lại Thủ đô sau kì nghỉ Tết Người dân các tỉnh tấp nập trở lại Thủ đô sau kì nghỉ Tết

Rằm tháng Giêng hàng năm, nhiều người dân Hà Nội ngoài làm mâm cơm cúng tại nhà theo truyền thống còn đi lễ tại các đền, chùa để cầu mong bình an, may mắn và những điều tốt đẹp nhất trong năm mới. Ghi nhận của PV Tạp chí Thời Đại không khí lễ Rằm tháng Giêng năm nay tại Hà Nội.

Người dân Hà Nội tấp nập đi lễ rằm tháng Giêng
Ghi nhận tại Tổ đình Phúc Khánh trưa ngày 15/2 (Rằm tháng Giêng), lượng người tới đây để làm lễ, cúng bái có phần thưa thớt so với mọi năm.
Người dân Hà Nội tấp nập đi lễ rằm tháng Giêng
Trong khuôn viên chùa, người dân, khách thập phương tới làm lễ không phải chen chân đông đúc.
Người dân Hà Nội tấp nập đi lễ rằm tháng Giêng
Trước đó, vào tối 14/2, Tổ đình Phúc Khánh cũng đã tổ chức lễ cầu an bằng hình thức trực tuyến.
Người dân Hà Nội tấp nập đi lễ rằm tháng Giêng
Người dân vào chùa làm lễ, cúng bái phải thực hiện quy định 5K, đeo khẩu trang, khai báo Y tế và rửa tay khử khuẩn trước khi vào khuôn viên.
Người dân Hà Nội tấp nập đi lễ rằm tháng Giêng
Ghi nhận tại Phủ Tây Hồ, người dân tới làm lễ đông đúc vào giờ trưa.
Người dân Hà Nội tấp nập đi lễ rằm tháng Giêng
Do ngày Rằm trùng với ngày làm việc nên Phủ Tây Hồ không đông đúc vào buổi sáng. Đến giờ nghỉ trưa, khu vực này mới bắt đầu đông đúc, nhộn nhịp người dân tới làm lễ.
Người dân Hà Nội tấp nập đi lễ rằm tháng Giêng

Phủ Tây Hồ (phường Quảng An, quận Tây Hồ, TP Hà Nội) đã mở cửa trở từ trước đó để đón du khách sau một thời gian dài đóng cửa vì tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.

Người dân Hà Nội tấp nập đi lễ rằm tháng Giêng
Người dân quan niệm "Lễ quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng". Vào ngày này người dân thường cúng bái tổ tiên, trời đất và lên chùa, đi lễ để cầu bình an trong cuộc sống.

Người dân Hà Nội tấp nập đi lễ rằm tháng Giêng
Rằm tháng Giêng đánh dấu sự kết thúc tháng "ăn chơi" của người nông dân để bắt tay chuẩn bị một vụ mùa mới. Trước khi xuống đồng, người dân làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Cũng theo quan niệm xưa, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm, giờ Ngọ (từ 11h trưa đến 1h chiều) là thời điểm tốt nhất. Vì thế, đây cũng là khung giờ các chùa chiền, đền phủ đông đúc nhất.
Người dân Hà Nội tấp nập đi lễ rằm tháng Giêng
Do lượng người tới ngày càng đông, Ban quản lý Phủ Tây Hồ đã phải tạm đóng cửa khu vực nhà đền, không nhận người dân vào thắp hương làm lễ.
Người dân Hà Nội tấp nập đi lễ rằm tháng Giêng
Nhiều người vẫn đứng ở phía ngoài vái vọng vào trong nhà đền sau khi đóng cửa.
Người dân Hà Nội tấp nập đi lễ rằm tháng Giêng

Theo truyền thống Phật giáo, ngày Rằm tháng Giêng là ngày trọng đại và vô cùng đặc sắc, mang ý nghĩa rất lớn. Vào ngày này, dân chúng lên chùa cúng dâng sao giải hạn với mong muốn giải trừ tai ách, cầu nguyện an lành. Từ nghi thức Phật giáo này kết hợp thêm với tục thờ cúng tổ tiên của người Việt, từ đó, không gian thờ cúng của ngày Rằm tháng Giêng càng mang nhiều ý nghĩa hơn.

Hà Nội: người dân du Xuân bằng tàu điện Cát Linh - Hà Đông Hà Nội: người dân du Xuân bằng tàu điện Cát Linh - Hà Đông
Mùng 1 Tết, người dân TP Hồ Chí Minh xuất hành đi lễ chùa cầu an Mùng 1 Tết, người dân TP Hồ Chí Minh xuất hành đi lễ chùa cầu an

Hải Triều

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nguoi-dan-ha-noi-le-ram-thang-gieng-cau-may-man-binh-an-cho-nam-moi-163149.html

In bài viết