Ngày 5/2: giá vàng thế giới tăng chậm

09:55 | 05/02/2022

Sáng 5/2, giá vàng thế giới ít biến động trong bối cảnh lo ngại kéo dài về lạm phát và tình hình căng thẳng địa chính trị tại một số khu vực.
Ngày 4/2: giá vàng thế giới tiếp tục tăng Ngày 4/2: giá vàng thế giới tiếp tục tăng
Nhiều yếu tố hỗ trợ, giá vàng thế giới tăng vọt Nhiều yếu tố hỗ trợ, giá vàng thế giới tăng vọt

Giá vàng thế giới

Đến 9h ngày 5/2 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới hôm nay giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.808,4 USD/ounce, tăng 1,54 USD/ounce so với đêm qua. Giá vàng giao tương lai tháng 4 trên sàn Comex New York ở mức 1.807,8 USD/ounce, tăng 0,3 USD/ounce so với đêm qua.

Giá vàng thế giới tăng chậm - Ảnh minh họa.
Giá vàng thế giới tăng chậm - Ảnh minh họa.

Số liệu cho thấy, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý IV/2021 tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2020. Con số này vượt khá xa mức tăng trưởng 2,3% trong quý III/2021, cũng như kết quả cuộc khảo sát các chuyên gia kinh tế do hãng tin Reuters tiến hành là 5,5%.

Tính chung cả năm, kinh tế Mỹ tăng trưởng 5,7% - mức cao nhất kể từ năm 1984 tới nay và đảo chiều ấn tượng từ mức giảm sâu nhất trong 74 năm là 3,4% vào năm 2020.

Một số quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết, đối phó với lạm phát sẽ là ưu tiên hàng đầu của FED, báo hiệu một sự thay đổi trong chính sách tiền tệ vốn đang vận hành như hiện nay.

Nhiều tổ chức dự báo thậm chí cho rằng FED sẽ nâng lãi suất tới 7 lần trong năm 2022, trong đó sẽ có một số đợt nâng với bước nhảy 0,5% thay vì 0,25%.

Mặc dù vàng được coi là công cụ hữu hiệu để chống lạm phát và rủi ro địa chính trị, song việc FED tăng lãi suất sẽ làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ kim loại quý này.

SPDR Gold Trust, quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới cho biết, lượng vàng do họ nắm giữ đã tăng lên mức cao nhất kể từ giữa tháng 8/2021 vào ngày 31/1.

Nhận định về thị trường vàng, Mike McGlone, chiến lược gia hàng hoá cao cấp của Bloomberg Intelligence, cho rằng khi FED tăng lãi suất và cắt giảm thanh khoản, vàng sẽ có tiềm năng hàng đầu trong năm nay khi đang hình thành mức giá vững chắc ở vùng 1.700 USD/ounce.

Bên cạnh đó, bất ổn địa chính trị tại một số khu vực tiếp tục ảnh hưởng đến nhu cầu trú ẩn an toàn và có lợi đối với giá vàng.

Theo Bloomberg, tâm lý trên thị trường đang hỗ trợ cho việc giá vàng phá vỡ ngưỡng 1.900 USD/ounce.

Ngược lại, TD Securities dự báo, thị trường vàng sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút dòng tiền.

Giá vàng trong nước

Đang trong thời gian nghỉ Tết cổ truyền nên giá vàng trong nước vẫn giữ nguyên so với thời điểm kết thúc phiên giao dịch của cùng của năm Tân Sửu (31/1). Cụ thể, Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm yết giá vàng mua vào 61,80 triệu đồng/lượng; giá bán ra là 62,52 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua – bán vàng SJC đang là 720.000 đồng/lượng.

Cùng thời điểm, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng mua vào - bán ra ở mức 61,75 – 62,50 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua – bán vàng tại DOJI cũng đang ở mức 750.000 đồng/lượng.

Ngày 31/1: Giá vàng trong nước giữ nguyên, vàng thế giới sụt giảm Ngày 31/1: Giá vàng trong nước giữ nguyên, vàng thế giới sụt giảm
Sáng 31/1, giá vàng trong nước giữ nguyên. Tuy nhiên, tính chung cả năm Tân Sửu, giá mặt hàng này trong nước đã thăng hoa với mức giá tăng mạnh, ngược thị trường thế giới. Theo nhiều dự báo, trong Nhâm Dần, giá vàng tiếp tục có chiều hướng đi lên.
Ngày 28/1: Giá vàng trong nước biến động nhé, vàng thế giới giảm mạnh Ngày 28/1: Giá vàng trong nước biến động nhé, vàng thế giới giảm mạnh
Sáng 28/1, giá vàng trong nước biến động nhẹ. Trong khi đó, giá vàng thế giới lại giảm mạnh trong bối cảnh đồng USD tăng dữ dội sau những tín hiệu chính sách tiền tệ thắt chặt của Mỹ. Xu hướng tăng của giá vàng đã trùng xuống vì nhiều yếu tố thúc đẩy đang đổi chiều.

Đông Phong

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ngay-52-gia-vang-the-gioi-tang-cham-162584.html

In bài viết