Mùng 1 Tết, người dân TP Hồ Chí Minh xuất hành đi lễ chùa cầu an

00:00 | 01/02/2022

Sáng mùng 1 Tết Nhâm Dần, một số ngôi chùa nổi tiếng ở TP Hồ Chí Minh đã rộn ràng không khí người dân đi du xuân và lễ chùa cầu may. Lượng người đi lễ chùa không quá đông đúc và công tác phòng chống dịch COVID-19 được đề cao.
Bắc Bộ rét đậm, rét hại từ mùng 1 đến mùng 4 Tết Bắc Bộ rét đậm, rét hại từ mùng 1 đến mùng 4 Tết
Sáng 1/2 (mùng 1 Tết): Gần 5.000 người mắc COVID-19 khỏi bệnh Sáng 1/2 (mùng 1 Tết): Gần 5.000 người mắc COVID-19 khỏi bệnh
Chú thích ảnh
Đầu năm người dân đi chùa không đơn thuần là cầu an mà khi đến đây, mọi người cảm thấy mình nhẹ nhàng, bình an, cảm giác rũ bỏ hết mọi ưu phiền, vất vả mưu sinh trong năm cũ.

Ghi nhận của phóng viên báo Tin tức tại Tu viện Quảng Đức (thành phố Thủ Đức), chùa Viên Giác (quận Tân Bình), chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3)... ngay sau thời khắc giao thừa năm Nhâm Dần, đã có nhiều người xuất hành đến chùa cầu bình an trong năm mới.

Chị Vũ Thị Nguyệt, ngụ ở Phường Phước Long B, thành phố Thủ Đức cho biết: "Năm nào gia đình tôi cũng đến Tu viện Quảng Đức để lễ Phật đầu năm và cầu may mắn, bình an cho gia đình".

Báo Tin tức xin gửi đến độc giả những hình ảnh người dân TP Hồ Chí Minh xuất hành lễ chùa trong ngày mùng 1 Tết:

Chú thích ảnh
Tại chùa Vĩnh Nghiêm, Quận 3, người dân đi lễ chùa luôn tuân thủ quy định phòng dịch.
Chú thích ảnh
Tại chùa Viên Giác, quận Tân Bình, các sư thầy cũng làm lễ cúng đầu năm từ sớm để cầu một năm mới bình an.
Chú thích ảnh
Người xưa quan niệm, vào dịp Tết hay đầu năm mới, nên đi lễ chùa cầu may, cầu xin đức Phật từ bi hỉ xả phù hộ cho gia đình, bạn bè, cho những người thân yêu một năm đủ đầy, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn...
Chú thích ảnh
Mỗi người đi lễ chùa đầu năm với những mục đích khác nhau, người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình...
Chú thích ảnh
Nhiều nhà chùa còn bố trí những ông đồ, bà đồ viết chữ thư pháp tặng cho người dân đi lễ chùa đầu năm.
Chú thích ảnh
Người dân đi lễ chùa còn nhận lì xì lộc xuân đầu năm của các sư thầy.
Chú thích ảnh
Các em bé theo cha mẹ đi lễ chùa cũng rất tuân thủ quy định đeo khẩu trang phòng dịch.
Chú thích ảnh
Sau khi lễ chùa, nhiều người dân không quên "check in" những khu vực mang màu sắc Tết trong chùa.
Chú thích ảnh
Nhiều người dân TP Hồ Chí Minh còn có thói quen đi lễ chùa sau khi đón giao thừa.
Chú thích ảnh
Khi đến cửa Phật, được vào dòng người hành lễ, ai ai cũng cảm nhận được sự giao hòa của trời - đất. Mùi khói nhang, sắc màu rực rỡ của đèn, hoa cùng với không gian thanh tịnh của chốn linh thiêng sẽ làm cho lòng người trở nên nhẹ nhàng, thanh thản.
Những điều cần lưu ý khi xuất hành mùng 1 Tết Nhâm Dần 2022 Những điều cần lưu ý khi xuất hành mùng 1 Tết Nhâm Dần 2022
Chọn ngày giờ xuất hành ngày đầu năm mới là điều không thể thiếu của mỗi gia đình Việt. Việc này không chỉ đơn thuần là theo sở thích hay cảm tính. Mà theo quan niệm của phương Đông thì việc xem giờ xuất hành và hướng xuất hành đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Tết Nhâm Dần: lễ hội truyền thống chỉ thực hiện nghi lễ, không tổ chức phần hội Tết Nhâm Dần: lễ hội truyền thống chỉ thực hiện nghi lễ, không tổ chức phần hội
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể Thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng yêu cầu các địa phương tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội. Đối với lễ hội truyền thống, chỉ tổ chức các nghi lễ.

Theo Báo Tin Tức/TTXVN

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/mung-1-tet-nguoi-dan-tp-ho-chi-minh-xuat-hanh-di-le-chua-cau-an-162445.html

In bài viết