Tháng giáp Tết, CPI cả nước tăng 1,94%

08:01 | 30/01/2022

Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 1/2022 tăng 0,19% so với tháng 12/2021 và tăng 1,94% so với cùng kỳ. Lạm phát cơ bản tháng 1 tăng 0,66% so với cùng kỳ năm trước.
Những điểm nhấn kinh tế Việt Nam sau một năm COVID-19 Những điểm nhấn kinh tế Việt Nam sau một năm COVID-19
Bức tranh kinh tế - xã hội của Việt Nam trong 11 tháng năm 2021 Bức tranh kinh tế - xã hội của Việt Nam trong 11 tháng năm 2021
Tháng 1, CPI của cả nước tăng 1,94% so với cùng kỳ
Nhu cầu mua sắp dịp Tết tăng cao là nguyên nhân chính kiến CPI tháng 1/2022 tăng - Ảnh minh họa.

Ngày 29/1,Tổng cục Thống kê đã công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2022. Cơ quan này nhận định, tháng 1/2022 là tháng giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao. Giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo quy luật tiêu dùng vào dịp Tết; giá xăng dầu trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới là những yếu tố làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2022 tăng 0,19% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2021, CPI tháng 1 tăng 1,94%.

Trong mức tăng 0,19% của CPI tháng 1/2022 so với tháng trước có 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 1 nhóm hàng có chỉ số giá giảm và 1 nhóm hàng giữ giá ổn định.

Trong 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, nhóm giao thông có mức tăng cao nhất với 1,18% (làm CPI chung tăng 0,11 điểm phần trăm) do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng, dầu.

Tiếp đến là nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,57%. Nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng và sử dụng làm quà biếu tặng trong dịp Tết khiến giá rượu bia tăng 0,76%; đồ uống không cồn tăng 0,27%; thuốc hút tăng 0,47%.

Tương tự, nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,26% do nhu cầu của người tiêu dùng trong việc mua sắm quần áo chuẩn bị Tết Nguyên đán.

Ngoài ra, nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,18%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,16%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,07% do giá sắt thép, xi măng tăng và nhu cầu sửa chữa, trang hoàng nhà cửa đón Tết Nguyên đán tăng; nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục có cùng mức tăng 0,03%.

Riêng nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,39% do giá nhóm đồ trang sức tăng 0,93% theo giá vàng trong nước; dịch vụ cắt tóc gội đầu tăng 1,22%; giá các vật dụng, dịch vụ về cưới hỏi tăng 0,29% do đang vào mùa cưới; nhu cầu đồ thờ cúng vào dịp cuối năm tăng nên giá các mặt hàng này tăng 0,28%.

Trong tháng 1/2022, chỉ có duy nhất nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,03%. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giữ giá ổn định. Trong đó, lương thực tăng 0,08% ; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,18% do giá xăng dầu, giá thực phẩm tươi sống, giá sữa, dầu ăn tăng khiến các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng giá bán.

CPI tháng 11/2021 tăng chủ yếu do tác động của giá xăng dầu CPI tháng 11/2021 tăng chủ yếu do tác động của giá xăng dầu
Theo báo cáo mới công bố ngày 29/11, Tổng cục Thống kê cho biết, giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới hay các địa phương dần trở lại với trạng thái “bình thường mới” khiến giá hàng hóa và dịch vụ có xu hướng tăng. Đây là các nguyên nhân chính khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2021 tăng trở lại.
CPI tháng 10 giảm 0,2%, lạm phát cơ bản tăng nhẹ CPI tháng 10 giảm 0,2%, lạm phát cơ bản tăng nhẹ
Theo báo cáo công bố ngày 29/10 của Tổng cục Thống kê chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2021 giảm 0,2% so với tháng trước và tăng 1,77% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2021, CPI tăng 1,81% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 10 tháng tăng 0,84%.

Đông Phong

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/thang-giap-tet-cpi-ca-nuoc-tang-194-162298.html

In bài viết