Khu vực ASEAN+3 có triển vọng tăng trưởng kinh tế tích cực trong năm 2022

09:55 | 26/01/2022

Ngày 25/1, Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 công bố báo cáo cập nhật giám sát kinh tế khu vực tháng 1/2022.
Kiều bào kỳ vọng kinh tế Việt Nam sớm phục hồi và phát triển mạnh mẽ Kiều bào kỳ vọng kinh tế Việt Nam sớm phục hồi và phát triển mạnh mẽ
Dự chương trình Xuân Quê hương 2022, kiều bào bày tỏ nguyện vọng tiếp tục đóng góp cho đất nước, đồng thời kỳ vọng kinh tế Việt Nam sớm phục hồi và phát triển mạnh mẽ trong năm 2022.
Việt Nam ủng hộ Campuchia trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2022 Việt Nam ủng hộ Campuchia trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2022
Nhận lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã thăm chính thức Campuchia từ 19-20/01/2022. Sáng ngày 20/01/2022, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã có cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Prak Sokhonn.

ASEAN+3 gồm các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. AMRO vẫn giữ nguyên đánh giá tích cực và dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 của khối ASEAN+3 sẽ đạt 4,9%, thấp hơn một chút so với con số 5% được đưa ra trong bản cập nhật tháng 10/2021. AMRO nhận định mức lạm phát của ASEAN+3 trong năm 2022 khoảng 2,9%.

Chú thích ảnh
Trên một đường phố ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 16/11/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

AMRO chỉ ra đợt bùng phát dịch COVID-19 do biến thể Omicron gây ra từ cuối năm 2021 đã dẫn đến những bất ổn mới và kéo lùi tiến trình phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, tỷ lệ bao phủ vaccine COVID-19 cao đã giúp giảm bớt nguy cơ các chính phủ phải ban hành những biện pháp phong tỏa diện rộng như đã từng diễn ra trong những thời gian đầu của đại dịch.

Theo Tiến sỹ Hoe Ee Khor, nhà kinh tế trưởng của AMRO, khu vực ASEAN+3 vẫn có đủ năng lực điều chỉnh chính sách để có thể vượt qua những thách thức mới và tiếp tục tiến trình phục hồi kinh tế. Theo ông Khor, với sự “cộng hưởng” từ những gián đoạn nguồn cung toàn cầu kéo dài và áp lực giá cả toàn cầu tăng cao, sự bùng phát của các làn sóng lây nhiễm COVID-19 tiếp tục là mối nguy cơ chính đối với kinh tế của khu vực.

Trong khi đó, tình trạng gia tăng lạm phát toàn cầu nhiều khả năng sẽ buộc các nền kinh tế phát triển phải thu hẹp những chính sách hỗ trợ tiền tệ quy mô lớn sớm hơn (có thể trong nửa cuối năm 2022) hoặc nhiều hơn so với dự báo trước đó. Mặc dù vậy, theo AMRO, những tác động mang tính dây chuyền đối với khu vực ASEAN+3 có thể sẽ được giảm thiểu nhờ khu vực này có năng lực tự phục hồi lớn hơn.

Đối với khu vực ASEAN, AMRO cho rằng hầu hết các nền kinh tế thành viên trong năm 2022 sẽ tăng trưởng thấp hơn so với dự báo đưa ra hồi tháng 10/2021, do tác động của làn sóng lây nhiễm biến thể Omicron và nguy cơ tái áp đặt các biện pháp phong tỏa để kiểm soát lây nhiễm tại các nước. AMRO nhận định tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu đã “đạt đỉnh” trong quý IV/2021 và sẽ giảm bớt trong năm 2022. Dù vậy, các chi phí cao và các quy trình, quy định khó khăn sẽ vẫn hạn chế hoạt động đi lại, đặc biệt là trong nửa đầu năm 2022, và ngành du lịch toàn cầu sẽ chỉ có thể phục hồi như mức trước đại dịch từ nửa cuối năm 2023 trở đi.

Trong bản báo cáo cập nhật tháng 1/2022, AMRO cũng có một số điều chỉnh đối với tăng trưởng kinh tế của khu vực ASEAN+3 trong năm 2021. AMRO ước tính khu vực ASEAN+3 sẽ tăng trưởng 5,9% trong cả năm 2021, thấp hơn 0,2 điểm phần trăm so với mức dự báo tăng trưởng 6,1% đưa ra trong báo cáo tháng 10/2021 Nguyên nhân chính là do tăng trưởng của Nhật Bản yếu hơn dự báo (do hoạt động kinh tế trong quý III/2021 bị hạn chế đáng kể do sự bùng phát trở lại các đợt lây nhiễm COVID-19 trên toàn quốc) và thị trường bất động sản tại Trung Quốc hạ nhiệt khi Bắc Kinh siết chặt quản lý lĩnh vực này.

Trong khi đó, tăng trưởng GDP của khối ASEAN trong năm 2021 được AMRO đánh giá là sẽ cao hơn so với dự báo trước đây, chủ yếu nhờ những kết quả tích cực trong hoạt động kinh tế tại Singapore, Philippines, Campuchia và Thái Lan (vốn được hỗ trợ từ tiến độ tiêm vaccine nhanh và xuất khẩu hàng hóa ổn định trong quý IV/2021). Bên cạnh đó, theo AMRO, mức lạm phát giá tiêu dùng của khu vực ASEAN+3 trong năm 2021 là 2,2%, thấp hơn so với con số 2,4% dự báo trước đây do tốc độ gia tăng giá thực phẩm tại Trung Quốc, Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam thấp hơn dự kiến.

Việt Nam chúc mừng và tin tưởng Campuchia sẽ đảm nhiệm tốt vai trò Chủ tịch ASEAN 2022 Việt Nam chúc mừng và tin tưởng Campuchia sẽ đảm nhiệm tốt vai trò Chủ tịch ASEAN 2022
Ngày 5/1/2022, Campuchia – nước Chủ tịch ASEAN 2022 đã chủ trì Hội nghị quan chức cao cấp (SOM) ASEAN theo hình thức trực tuyến, nhằm rà soát công tác chuẩn bị cho Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMMR) dự kiến diễn ra vào ngày 18-19/1/2022 tại Xiêm Riệp, Campuchia. Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.
Quá trình cải cách nền công vụ tại Việt Nam cũng như các nước trong khu vực ASEAN Quá trình cải cách nền công vụ tại Việt Nam cũng như các nước trong khu vực ASEAN
Giới thiệu quá trình cải cách nền công vụ tại Việt Nam cũng như các nước trong khu vực ASEAN bao gồm: Tiến trình cải cách; thực trạng hiện nay; các giải pháp đã áp dụng; ưu, nhược điểm của mô hình hiện tại; các giải pháp để khắc phục.

Theo TTXVN

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/khu-vuc-asean3-co-trien-vong-tang-truong-kinh-te-tich-cuc-trong-nam-2022-162040.html

In bài viết