Nhật Bản: phát triển khẩu trang có thể phát hiện COVID-19

09:53 | 26/01/2022

Loại khẩu trang mới này có khả năng phát sáng trong bóng tối khi phát hiện virus SARS-CoV-2 gây bệnh3 COVID-19 tồn tại trong hơi thở hoặc nước bọt của một người. Đây là sản phẩm đang được các nhà nghiên cứu Đại học Kyoto (Nhật Bản) phát triển.
85% người dân ở châu Phi vẫn chưa được tiêm vaccine ngừa COVID-19 mũi đầu tiên 85% người dân ở châu Phi vẫn chưa được tiêm vaccine ngừa COVID-19 mũi đầu tiên
Việt Nam tiếp nhận thêm hơn 6,2 triệu liều vaccine COVID-19 trước thềm Tết Nguyên đán 2022 Việt Nam tiếp nhận thêm hơn 6,2 triệu liều vaccine COVID-19 trước thềm Tết Nguyên đán 2022
Khẩu trang có khả năng phát sáng trong bóng tối khi phát hiện virus
Khẩu trang có khả năng phát sáng trong bóng tối khi phát hiện virus

Theo tạp chí ZME Science, nhóm nghiên cứu đã phủ một lớp hỗn hợp kháng thể đà điểu lên khẩu trang có thể phản ứng với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 ở người. Sau đó, các bộ lọc được tách khỏi khẩu trang và phun một chất hóa học. Một khi virus SARS-CoV-2, có thể nhìn thấy trên điện thoại thông minh hoặc ánh sáng tối.

Ông Yasuhiro Tsukamoto - Giáo sư thú y và Chủ tịch Đại học Kyoto, khẳng định phương pháp này có thể giúp phát hiện sớm những người mắc COVID-19 nhưng không biểu hiện triệu chứng và ít có khả năng được xét nghiệm. Nhóm nghiên cứu cũng nhận định phương pháp này có thể là lựa chọn tiết kiệm chi phí, nhanh hơn và trực tiếp hơn, so với xét nghiệm PCR.

Đà điểu được lựa chọn thực hiện nghiên cứu do đây là loài động vật có hệ miễn dịch cao, được cho là mạnh nhất trong số các loài động vật trên Trái Đất. Loài chim khổng lồ này có thể nhanh chóng sản xuất kháng thể trước một loạt vi khuẩn và virus.

Theo kết quả một nghiên cứu năm 2012 trên Tạp chí Vi sinh vật học Brazil, đà điểu có thể chống chọi vi khuẩn Staphylococcus aureus và E. coli, do vậy nhiều chuyên gia dự báo rằng loài vật này có thể là công cụ ứng phó dịch bệnh trong tương lai.

ZME Science cho hay, trong quá trình sản xuất khẩu trang, Giáo sư Tsukamoto và nhóm nghiên cứu đã tiêm COVID-19 bất hoạt vào đà điểu cái, với tác dụng tiêm chủng cho chúng. Nhóm nghiên cứu sau đó tách kháng thể từ trứng của đà điểu cái, chứa kháng thể từ đà điểu mẹ truyền sang con mình. Với kích thước gấp 24 lần so với trứng gà, trứng đà điểu chứa lượng kháng thể đáng kể. Ngoài ra, tốc độ tế bào kháng thể được sinh ra ở trứng đà điểu cũng nhanh hơn, mất khoảng 6 tuần so với 12 tuần của trứng gà.

Tin tức về loại khẩu trang mới từ Nhật Bản được công bố chỉ vài ngày sau khi giới truyền thông ở bán đảo Scandinavia và Anh đưa tin về sự xuất hiên của một biến thể COVID-19 mới có khả năng lây nhiễm mạnh, chiếm gần một nửa số ca mắc mới ở Đan Mạch. Tại Anh có hơn 400 ca mắc biến thể mới với tên gọi BA.2. Ngoài ra, biến thể này cũng được ghi nhận tại Na Uy, Thụy Điển, Singapore và Ấn Độ.

Ngày 25/1: Việt Nam ghi nhận 15.743 ca COVID-19 mới Ngày 25/1: Việt Nam ghi nhận 15.743 ca COVID-19 mới
Theo thống kê từ Bộ Y tế, ngày 25/1, cả nước có 15.743 ca mắc mới tại 61 tỉnh, thành phố; Hà Nội nhiều nhất với gần 3.000 ca, Đà Nẵng thứ 2 với gần 1.000 ca.
WHO khuyến cáo tiêm vắc xin để đối phó với biến thể Omicron WHO khuyến cáo tiêm vắc xin để đối phó với biến thể Omicron
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vaccine là giải pháp bảo vệ tốt nhất chống lại Omicron. Tiêm vaccine sẽ cung cấp sự bảo vệ quan trọng chống lại diễn tiến nặng của bệnh và giảm tử vong do Omicron gây ra, giống như các biến thể khác vẫn đang được lưu hành.

Hoàng Nam

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nhat-ban-phat-trien-khau-trang-co-the-phat-hien-covid-19-162039.html

In bài viết