Những dấu hiệu bất thường của F0 điều trị tại nhà cần liên hệ y tế khẩn cấp

16:04 | 15/01/2022

F0 cách ly tại nhà thấy khó thở, nhịp thở nhanh, SpO2 ≤ 95%, thấy khó thở, thở nhanh, đau tức ngực thường xuyên, đau tăng khi hít sâu, mệt lả… cần báo cơ quan y tế ngay để được cấp cứu, điều trị tại các cơ sở y tế.
Khởi tố thêm nhiều cán bộ thuộc Bộ Y tế, Bộ KHCN và Giám đốc CDC 2 tỉnh liên quan đến vụ Việt Á Khởi tố thêm nhiều cán bộ thuộc Bộ Y tế, Bộ KHCN và Giám đốc CDC 2 tỉnh liên quan đến vụ Việt Á
Ngày 31/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố vụ án về các tội Đưa hối lộ, Nhận hối lộ và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, đồng thời ra các quyết định, thủ tục tố tụng.
Việt Nam Việt Nam "mở cánh cửa lớn" EXPO 2020, đánh dấu kết thúc Năm quốc tế Liên hợp quốc về kinh tế sáng tạo
Sáng ngày 31/12, tại EXPO 2020 Dubai, nghi lễ mở cánh cửa lớn đã diễn ra trang trọng với sự tham dự của đoàn lãnh đạo cấp cao Việt Nam và đoàn trống hội Học viện Cảnh sát Nhân dân.
Những dấu hiệu bất thường của F0 điều trị tại nhà cần liên hệ y tế khẩn cấp
F0 điều trị tại nhà cần theo dõi và thực hiện theo sự chỉ dẫn của bác sĩ (ảnh minh họa)

Hiện, Hà Nội có 58.195 trường hợp F0 được điều trị và cách ly. Trong đó, hơn 47.000 người được theo dõi cách ly tại nhà. Theo đó, có 3 thông số quan trọng mà các F0 điều trị tại nhà cần theo dõi thường xuyên là độ bão hòa oxy trong máu- SpO2, nhịp thở và nhiệt độ cơ thể. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế SpO2 < 94% là một trong những dấu hiệu bệnh trở nặng bệnh nhân cần báo ngay cho cán bộ y tế.

Ths.Bs Nguyễn Thị Phương Anh, Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết hầu hết người dân TP đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 từ một đến 3 mũi. Vì thế, đa số không có triệu chứng hoặc chỉ sốt, ngạt mũi, mất mùi, một số húng hắng ho, sau 5 ngày dùng thuốc Molnupiravir bệnh sẽ thoái lui và rất hiếm trường hợp chuyển nặng. Các F0 đủ điều kiện điều trị tại nhà, chỉ cần tuân thủ dinh dưỡng, tập luyện, giữ tinh thần lạc quan thoải mái. Những trường hợp bị mất mùi có thể kích thích khứu giác bằng cách ngửi các tinh dầu nếu cơ địa không bị dị ứng.

Tuy nhiên, F0 điều trị tại nhà đặc biệt lưu ý và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có tình trạng đau tức ngực, khó thở hoặc kiểm tra SpO2 xuống thấp thì cần báo ngay cho cán bộ y tế để được hỗ trợ.

Theo bác sĩ, khi thấy chỉ số SpO2 xuống thấp, người bệnh cần kiểm tra xem máy đo và cách đo có chính xác không. Cụ thể, nếu đo trên người bình thường chỉ số này là 98-100%. Cách đo: xoa ấm bàn tay trước khi kẹp máy đo, để cố định bàn tay lên mặt bàn, khi đo giữ yên bàn tay trong một phút rồi đọc kết quả.

Nếu SpO2 xuống thấp dưới 94%, người bệnh cần phải giữ bình tĩnh, nằm nghỉ để tránh cơ thể tăng nhu cầu hô hấp, nên nằm tư thế nằm sấp hít thở sâu. Điều quan trọng là tinh thần thật thoải mái, không hoang mang lo lắng, trong khi đó người nhà lập tức báo cho cán bộ y tế để được hỗ trợ.

Khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây, người bệnh cần phải báo cáo ngay với cơ sở quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu…

1. Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

2. Nhịp thở

+ Người lớn: nhịp thở ≥ 21 lần/phút.

+ Trẻ từ một đến dưới 5 tuổi: nhịp thở: ≥ 40 lần/phút.

+ Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: nhịp thở: ≥ 30 lần/phút.

Lưu ý ở trẻ em: đếm đủ nhịp thở trong một phút khi trẻ nằm yên không khóc.

3. SpO2 ≤ 95% (nếu có thể đo), khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến một phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo.

4. Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút.

5. Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo)

6. Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

7. Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.

8. Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

9. Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban...

10. Mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng...

11. Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người nhiễm Covid-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế.

Ngày 11/1, cả nước có thêm 16.019 ca mắc COVID-19, Hà Nội vẫn là địa phương có số F0 mới nhiều nhất Ngày 11/1, cả nước có thêm 16.019 ca mắc COVID-19, Hà Nội vẫn là địa phương có số F0 mới nhiều nhất
Theo báo cáo ngày 11/1, Bộ Y tế cho biết trong 24 giờ qua, cả nước có thêm 16.019 ca mắc mới COVID-19 trên cả nước, Hà Nội tiếp tục nhiều nhất với gần 2.900 ca; trong ngày có gần 6.900 bệnh nhân khỏi và 256 ca tử vong.
Bộ Y tế định nghĩa trường hợp được coi là F1 COVID-19 Bộ Y tế định nghĩa trường hợp được coi là F1 COVID-19
Bộ Y tế có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19. Trong đó có định nghĩa lại các trường hợp được coi là F0, F1, F2.
TP.HCM yêu cầu tiêm phòng cho F0 vừa khỏi bệnh TP.HCM yêu cầu tiêm phòng cho F0 vừa khỏi bệnh
Theo báo cáo của Bộ Y tế, đên chiều 26/12, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 183,1 triệu liều vaccine phòng COVID-19, hiện đã tiêm trên 145,5 triệu liều; Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm chủng để đạt được độ bao phủ mũi 1 cho những đối tượng ở độ tuổi chỉ định trong năm 2021; TP.HCM yêu cầu tiêm vaccine cho F0 vừa khỏi bệnh ...

Chi Dân

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nhung-dau-hieu-bat-thuong-cua-f0-dieu-tri-tai-nha-can-lien-he-y-te-khan-cap-161423.html

In bài viết